Có thể thừa kế di chúc không?
Xin chào Luật sư. Cô tôi (A) có làm di chúc (D) cho con gái của cô (B) căn nhà bà đứng tên sở hữu. A còn một người con trai đã trưởng thành và ở riêng. Tôi xin hỏi như sau: nếu A và B qua đời thì con của B có được thừa kế di chúc này không? B có thể lập di chúc cho con của mình và đưa di chúc D vào hay không (ý tôi là khi B qua đời, con của B được thừa kế di chúc D). Xin cảm ơn Luật sư đã giành thời gian và xin thứ lỗi nếu câu hỏi không rõ ràng hoặc quá thô thiển ạ. Kính chúc Luật sư sức khỏe tốt. Trân trọng.
1 Luật sư trả lời
Với câu hỏi của bạn, Luật sư xin
cung cấp một số thông tin sau:
Theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi chưa rõ tình huống
là A chết trước B hay A và B chết cùng thời điểm. Do đó, chúng tôi sẽ chia tình
huống của bạn thành hai trường hợp như sau:
Thứ nhất, trường
hợp cô A
chết
trước B:
Theo
Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc
1.
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di
sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a)
Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b)
Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2.
Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người
không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều
621 của Bộ luật này.”
=> Trường hợp (A) có con chưa thành
niên, cha, mẹ, chồng, hoặc người con đã thành niên mà không có khả năng lao động
thì những người thuộc diện này vẫn được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật.
- (B) là người thừa kế theo di chúc của A, nên khi A chết
B được nhận phần di sản theo di chúc. (B) khi khai nhận di sản thừa kế của A
xong thì có thể làm di chúc để lại toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình
cho con.
Thứ hai, trường
hợp (B) qua đời trước
hoặc cùng thời điểm với (A):
Theo
quy định tại điều 643 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1.
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2.
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a)
Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di
chúc;
…”
=> Như vậy, trường hợp (B) qua đời trước
hoặc cùng lúc với (A) thì di chúc đó không có hiệu lực, phần di sản của (A) sẽ
được chia theo pháp luật,
con của B không được thừa kế di chúc của (A) để lại cho (B).
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự
2015 như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a)
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;
c)
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di
sản hoặc từ chối nhận di sản.”
=> Di sản
của (A) sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ
nhất, trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì chia cho những người ở
hàng thừa kế thứ hai.
Nếu có vướng mắc,
bạn có thể liên hệ trực tiếp để được giải đáp:
CÔNG TY LUẬT TNHH
OPEN
Ls. Lưu Quang Phú
Mobile: 0903904967
Luật sư Lưu Quang Phú.
Lĩnh vực Thừa kế - Di chúc
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư