dân sự
Em xin hỏi một vấn đề như sau: - Tháng 9/2017 em có làm ở một công ty và đóng bảo hiểm được 3 tháng thì nghỉ. Do có việc cá nhân nên em ở nhà 1 năm và không đóng bảo hiểm. - Tháng 10/2018, em đi làm ở công ty mới, đóng bảo hiểm được 5 tháng thì nghỉ. - Tháng 8/2019 em chuyển sang công ty mới, tháng 10/2019 em mới tiếp tục đóng bảo hiểm ở công ty mới này. Nhưng hiện tại em phát hiện có bầu 2 tháng dự kiến sinh vào tháng 5/2020 em sẽ sinh. Vậy theo luật em có đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thai sản không ạ. Và mức hưởng sẽ là bao nhiêu. Em đang đóng mức 6.500.000 đồng. Em cảm ơn!
3 Luật sư trả lời
Luật sư trả lời vấn đề của bạn như sau:
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.
Và 12 tháng trước khi sinh con được tính theo khoản 1 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH. Theo đó, trường hợp bạn sinh con trước ngày 15/5/2020, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 5/2019 đến tháng 4/2020.
Trường hợp bạn sinh con sau ngày 15/5/2020, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 5/2019 đến tháng 5/2020.
Trường hợp của bạn, phải tham gia BHXH ít nhất từ tháng 10/2019 - tháng 3/2020 (đủ 6 tháng) thì sẽ được chế độ thai sản.
Mức hưởng chế độ thai sản
Theo Điều 38, Điều 39 Luật BHXH, lao động nữ sinh con sẽ được hưởng tiền trợ cấp thai sản 01 lần và tiền chế độ thai sản.
Cụ thể,
- Tiền trợ cấp thai sản 01 lần khi sinh con bằng 02 lần mức lương cơ sở = 2.980.000 đồng (lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng).
- Tiền chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc.
Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn (điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH).
Nếu tháng sinh được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc sẽ bao gồm cả tháng sinh con. Thời gian 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh của bạn sẽ là từ tháng 12/2019 - tháng 5/2020.
Giả sử, mức lương đóng BHXH của bạn vẫn là 6.500.000 đồng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh = (6.500.000 x 6) : 6 = 6.500.000 đồng.
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Theo đó, bạn sẽ được hưởng tiền chế độ thai sản là 6.500.000 x 6 = 39.000.000 đồng.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về pháp luật, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn,
Chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản: Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bạn cần đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Nếu bạn dự sinh vào tháng 5/2020, thời gian 12 tháng được tính từ tháng 5/2019 đến tháng 4/2020. Như vậy, bạn cần tham gia BHXH liên tục từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020 để đủ điều kiện hưởng chế độ.
Mức hưởng chế độ thai sản:
Trợ cấp thai sản một lần: Bạn sẽ nhận số tiền bằng hai lần
mức lương cơ sở tại thời điểm sinh con. Với mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000
đồng, bạn nhận:
1.490.000 x 2 = 2.980.000 đồng (lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng).
Tiền chế độ thai sản hàng tháng: Mức hưởng mỗi tháng = 100% mức bình quân tiền lương 6 tháng đóng BHXH gần nhất trước khi nghỉ sinh.
Nếu mức đóng BHXH của bạn là 6.500.000 đồng/tháng, tổng tiền
hưởng trong 6 tháng nghỉ sẽ là: 6.500.000 x 6 = 39.000.000 đồng.
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi
theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố
Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn
Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi
về Văn phòng Luật sư Triển Luật của chúng tôi, sau đây là câu trả lời của chúng
tôi về câu hỏi của bạn:
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như
sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi
thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a)
Lao động nữ mang thai;
b)
Lao động nữ sinh con;
c)
Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d)
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ)
Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e)
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải
đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi
sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm
xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai
theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở
lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này
mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm
sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai
sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
ð Theo quy định trên, bạn cần đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng
12 tháng trước khi sinh con để được hưởng chế độ thai sản. Theo
thông tin bạn cung cấp thì bạn dự sinh vào tháng
5/2020, thời gian 12 tháng được tính từ tháng 5/2019 đến tháng 4/2020. Như vậy,
bạn cần tham gia BHXH liên tục từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020 để đủ điều
kiện hưởng chế độ thai sản.
Thứ
2, về mức hưởng chế độ thai sản
Điều 38, Điều 39 Luật BHXH 2014 có quy định như sau:
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc
nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06
tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho
mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng
người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được
trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Điều 39. Mức hưởng chế độ
thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật
này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06
tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều
32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37
của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng
bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp
quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của
Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho
24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo
mức trợ cấp tháng quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có
ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày
được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai
sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo
hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm
xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về
điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”
Theo đó, lao động nữ sinh con sẽ được hưởng tiền trợ cấp thai
sản 01 lần và tiền chế độ thai sản.
Cụ thể:
·
Tiền trợ cấp thai sản 01 lần khi sinh con
bằng 02 lần mức lương cơ sở = 2.980.000 đồng (lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là
1.490.000 đồng).
·
Tiền chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức
bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế
độ thai sản. Nếu mức đóng BHXH của bạn là
6.500.000 đồng/tháng, tổng tiền hưởng trong 6 tháng nghỉ sẽ là: 6.500.000 x 6 =
39.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn
đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác,
vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn
Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 –
077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư