Đổi lại lời khai
Tôi có thằng em. Nó nhậu say và cùng thằng bạn đánh người ta gây thương tích 15%. Bây giờ bên bị hại kiện, người bị hại nói nó cầm mũ bảo hiểm đánh gãy tay còn bạn nó cầm ống típ đánh tét đầu. Nhưng nó không đánh mũ bảo hiểm và Công an điều tra cũng không thu được chứng cứ. Lúc đầu điều tra nó không nhận nhưng Công an điều tra dọa bắt tạm giam nó nếu nó không nhận. Vì sợ tạm giam giữ liền không ai làm nuôi vợ con nên nó sợ nó nhận và lúc đó nó say nên cũng không nhớ có đánh hay không. Rồi sau này có kết luận cáo trạng nó không nhận nữa vì có người làm chứng cho nó thấy nó không đánh. Vậy giờ ra tòa có thể đổi lại lời khai được không ạ?
4 Luật sư trả lời
Chào bạn,
Nếu khẳng định như vậy thì việc này em của bạn có khả năng bị ép cung, mớm cung khai không đúng sự thật. Do vậy tôi khẳng định em của bạn không phạm tội nhé. Em của bạn hoàn toàn có quyền thay đổi lời khai tại tòa.
Nếu gia đình bạn có cần luật sư giúp đỡ gỡ oan, vui lòng liên hệ Luật sư Nguyễn Hòa
Thân ái chào bạn!
Luật sư Nguyễn Hòa.
Nếu không đánh thì không phải nhận, nếu có người làm chứng thì có thể yêu cầu người làm chứng làm chứng cho mình.
Luật sư Phạm Kỳ Dương.
Luật sư Phạm Kỳ Dương.
Đối với câu hỏi của bạn luật sư tư vấn như sau:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về quyền của bị cáo như sau:
2. Bị cáo có quyền:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến của mình, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội, do đó, người bạn đó của bạn, khi ra tòa hoàn toàn có quyền đưa ra những lời khai khác với những lời khai trong bản cáo trạng mà viện kiểm sát đã truy tố, và nếu như có căn cứ thì Hội Đồng xét xử sẽ xem xét để ra quyết định.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của luật sư! Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Đức Biên
Luật sư Nguyễn Đức Biên.
Về việc khai lại tại Tòa khác với các lời khai gọi là phản cung, nhưng phải biết cách khai cho hợp lý.
Nếu không có tội thì không nhận, tốt nhất gia đình em nên nhờ luật sư, vì họ có nghiệp vụ, xem được hồ sơ và chứng cứ lúc đó mới có thể bảo vệ tốt cho em trai của em.
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư