gia đình
Dạ con chào chú, con muốn hỏi chú nếu trong trường hợp như này thì phải làm sao ạ ? Chị con nay là 28 tuổi, sức khoẻ ổn định. Vì nghe lời bạn bè, suy nghĩ nông cạn nên đã nghỉ học từ sớm, đua đòi dẫn đến thiếu tiền. Nhưng gia đình con đã trả cho chị con các khoảng trc. Vậy mà chị con vẫn thiếu nợ tiếp vay người này người kia, dẫn tới trả không được phải vay lãi bên ngoài để bù qua đắp lại. Mỗi khi cần tiền, sẽ về nhà đòi tiền mẹ con yêu cầu phải đứng tên vay tiền giúp hoặc cho tiền còn không sẽ đập đồ chửi bới, khóc lóc cho cả xóm nghe. Mẹ con là người không giỏi công nghệ nên nhiều lần chị con đã lấy căn cước của mẹ tôi và số điện thoại để vay. Cũng bởi vì chị con đã lớn cũng như rành mọi thứ hơn mẹ nên việc dạy dỗ là kh thể, tất cả những thứ như vay của ai, nợ của ai. Chị còn đều không khai ra vì sợ những người kia ảnh hưởng và khăng khăng phải có tiền trả cho ngta bằng được. Gần đây nhất số tiền ấy lên đến 1 tỉ Chị con ép mẹ con phải thế chấp căn nhà tôi đang ở cho ngân hàng và vay của ngân hàng 1 tỉ. Gia đình con thật sự không muốn vay nhưng chị con rất hung dữ, đập đồ, hù doạ mẹ con, nguyền rủa, làm mọi cách để có tiền trả nên đã vay tiền ngân hàng nhưng đứng tên của mẹ con. Ba con mất nên trong nhà chỉ còn mẹ và ngoại. 2 người cũng lớn tuổi không thể giải quyết lại được. Mọi thứ trong nhà có giá trị thì chị con đều đem đi bán đi cầm. Và thật sự làm theo ý của bản thân không cần hỏi ý kiến ai hết. Khi dùng lời nói để khuyên thì chị con lại càng to tiếng và khóc to hơn. Con thật sự rất xấu hổ với người chị như vậy. Cứ lâu lâu sẽ về đòi tiền cho bằng được, con thì đi học xa nhà. Con thương mẹ con lắm. Chị con đã làm như vậy với gia đình được 5 năm rồi. Hàng xóm ở đó thì không quan tâm tới ạ. Mong bên chú có thể cho con cách giải quyết. con cảm ơn ạ
4 Luật sư trả lời
Chào bạn, tình huống này rất nhạy cảm và cần được xử lý cẩn thận để bảo vệ quyền lợi của gia đình bạn, đặc tiết là mẹ bạn. Dưới đây là các giải pháp cụ thể:
1. Bảo vệ tài sản của mẹ bạn:
- Không đứng tên vay thêm: Gia đình bạn cần làm rõ với mẹ rằng không nên tiếp tục đứng tên vay tiền hay thế chấp nhà cửa để trả nợ cho chị bạn, đặc biệt là các khoản vay lãi cao.
- Đăng ký hạn chế giao dịch tài sản: Nếu căn nhà đang là tài sản thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn, bạn nên làm thủ tục yêu cầu cơ quan đăng ký đất đai ghi chú hạn chế giao dịch để ngăn chặn việc thế chấp hoặc chuyển nhượng trái ý muốn.
2. Xử lý hành vi của chị bạn:
- Đối thoại gia đình: Tổ chức một buổi nói chuyện có sự hiện diện của người trung gian đáng tin cậy, như người thân lớn tuổi hoặc luật sư, để chị bạn hiểu rõ hậu quả của hành vi hiện tại.
- Hỗ trợ điều trị tâm lý: Nếu chị bạn có dấu hiệu mất kiểm soát, bạn có thể khuyến khích chị tìm đến chuyên gia tâm lý để hỗ trợ.
3. Can thiệp pháp luật nếu cần:
- Tố giác hành vi cưỡng đoạt tài sản:
Hành vi đập phá, hăm dọa để ép buộc mẹ bạn vay tiền có thể câu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo điều 170 Bộ luật Hình sự. Bạn có thể căn nhắc việc báo công an địa phương để bảo vệ mẹ nếu tình trạng trên còn tiếp diễn.
- Xử lý các khoản vay bất hợp pháp:
Những khoản vay mà chị bạn lấy dánh nghĩa của mẹ bạn nhưng không được sự đồng ý thực sự, có thể yêu cầu tòa án xem xét lại tính hợp lệ.
4. Phòng trừ rủi ro pháp lý
- Gia đình nên giữ lại toàn bộ giấy tờ, hợp đồng vay vốn, biên nhận để phục vụ việc giải quyết tranh chấp khi cần thiết
- Hạn chế việc chị bạn tiếp cận các giấy tờ tùy thân, tài sản và tài khoaản ngân hàng của mẹ bạn
Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết, đầy đủ hơn:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
ĐT/Zalo: 0973761188
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Đây là vấn đề rất phức tạp bạn cần liên hệ qua số điện thoại của Luật sư để được tư vấn thật cụ thể: 1900252511
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn,
Để trả lời được cụ thể câu hỏi của bạn, chúng tôi cần
bạn cung cấp những thông tin sau:
- Căn nhà hiện đứng tên ai trong sổ đỏ, và giá trị ước
tính của căn nhà là bao nhiêu?
- Mẹ của bạn có trực tiếp và tự nguyện ký hợp đồng vay
cũng như thế chấp căn nhà không?
- Gia đình bạn có biết rõ danh sách các chủ nợ của chị
bạn, tổng số tiền nợ và lãi suất cụ thể không?
- Bạn có bằng chứng về hành vi hù dọa, đập phá của chị
bạn không? Hành vi trên của chị bạn đã được gia đình trình báo với công an,
chính quyền địa phương chưa?
- Bạn mong muốn ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước: xử
lý khoản nợ, ngăn chặn hành vi gây áp lực của chị bạn hay tập trung giải quyết
mâu thuẫn nội bộ gia đình?
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng
tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì,
thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường
Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
Chào bạn, VPLS chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về bảo vệ quyền lợi pháp lý cho mẹ bạn, mặc dù pháp
luật Việt Nam có quy định rằng hợp đồng
sẽ bị vô hiệu khi người tham gia giao dịch bị đe dọa, cưỡng ép, không tự nguyện
(Điều 127 Bộ luật dân sự) nhưng việc gia đình bạn chứng minh có sự đe dọa,
cưỡng ép từ chị bạn là rất khó nếu không có các chứng cứ cụ thể như ghi âm, ghi
hình, hoặc người làm chứng xác thực. Chính vì vậy, bạn cần thu thập tất cả các
tài liệu và chứng cứ có thể liên quan đến sự đe dọa, cưỡng ép này như các tin
nhắn, cuộc gọi đe dọa, hoặc bất kỳ hành động nào khác. Tóm lại, dù việc chứng
minh sự cưỡng ép trong hợp đồng thế chấp là khó khăn, nhưng bạn vẫn có thể thực
hiện các biện pháp bảo vệ tài sản và quyền lợi hợp pháp của mẹ bạn bằng cách
thu thập chứng cứ, nhờ sự hỗ trợ của luật sư, và làm việc với các cơ quan chức
năng để giải quyết tình hình.
Thứ hai, khi chị bạn có hành vi bạo lực như đập đồ hoặc chửi
bới, gia đình bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu sự can thiệp từ cơ quan công an.
Điều này là rất quan trọng để bảo vệ mẹ bạn khỏi sự đe dọa về thể chất và tinh
thần. Về hành vi đập phá tài sản trong nhà, tùy vào mức độ thiệt hại tài sản mà
chị bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 15 Nghị định
144/2021/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 178 Bộ luật Hình
sự 2015. Về hành vi chửi bới người thân gia đình, chị bạn có thể bị xử phạt vi
phạm hành chính theo Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Thứ ba, về hướng giải quyết lâu dài, gia đình bạn cần phải
có một thái độ cứng rắn hơn. Đặc biệt, cần bảo vệ tài sản của gia đình bạn một
cách kiên quyết, không để chị bạn tiếp tục lợi dụng tình trạng này để ép buộc
vay mượn hoặc thế chấp tài sản. Nếu việc khuyên nhủ, can ngăn không có tác dụng,
bạn có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng để xử lý các hành vi bạo lực
và đe dọa của chị bạn, đồng thời bảo vệ tài sản gia đình như đã tư vấn tại Mục
2.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư