Giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn?
6 Luật sư trả lời
Luật HN-GĐ đã quy định khi ly hôn con dưới 36 tháng sống với mẹ, bạn cần chứng minh được yếu tố ngoại tình, thu nhập của người mẹ dẫn tới ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của người con, từ đó yêu cầu tòa quan tâm đến quyền lợi của con trẻ theo Luật trẻ em để giành quyền nuôi con cho bạn. Nhưng lưu ý với bạn là việc này khó, bạn nên đăng ký tư vấn trực tiếp và thường xuyên trong quá trình giải quyết vụ việc!
Luật sư Nguyễn Hoài Phong
Luật sư Nguyễn Hoài Phong.
Theo quy định trong Luật hôn nhân gia đình thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ nuôi, trường hợp mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng thì sẽ giao cho bố nuôi dưỡng. Theo như trình bày của anh thì anh có thể giành quyền nuôi con khi Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Anh có thể liên lạc với luật sư Phạm Kỳ Dương để được tư vấn.
Luật sư Phạm Kỳ Dương.
Chào bạn, Tôi cũng đã từng là một sỹ quan, tôi rất cảm thông với hoàn cảnh của bạn và tôi cho rằng mong muốn của được nuôi con của bạn là chính đáng. Tuy nhiên để đạt được điều bạn muốn là điều không dễ, theo tôi bạn nên tìm và mời một luật sư mà bạn tin tưởng để nhờ hỗ trợ pháp lý. Khi đó luật sư sẽ trực tiếp xem xét mọi tình tiết, mọi chứng cứ và tìm cho bạn con đường giải quyết vụ việc một cách có lợi nhất. Chúc bạn sớm giải quyết được công việc của mình.
Luật sư Bùi Thế Vinh,
Trưởng văn phòng luật sư Thái Minh / Đoàn luật sư TP. Hà Nội
Luật sư Bùi Thế Vinh.
Rất tiếc do trẻ chỉ mới 9 tháng tuổi (dưới 12 tháng tuổi), em là chồng không có quyền làm đơn yêu cầu ly hôn và dù bất cứ lý do gì con em dưới 36 tháng thì em không thể giành được quyền nuôi con. Và xin lỗi tôi không giúp anh được.
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng.
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty luật chúng tôi, trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:
Luật hôn nhận gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà không thoả thuận được đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi:
“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” (khoản 3, Điều 81 Luật HNGĐ 2014)
Với quy định trên có thể thấy, theo nguyên tắc thì con dưới 36 tháng tuổi nếu cha mẹ không thỏa thuận được thì con sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên theo LHNGĐ 2014, nếu chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì tòa án có thể quyết định trao con dưới 36 tháng tuổi cho người cha nuôi dưỡng. Theo đó người cha sẽ được phép nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp:
– Được người mẹ đồng ý cho nuôi con;
– Người mẹ khước từ quyền nuôi con;
– Đưa ra các chứng cứ chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con:
+) Điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.
+) Điều kiện về tinh thần bao gồm: không có thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, chưa dành tình cảm cho con từ trước tới nay, không có điều kiện cho con vui chơi giải trí, hay nhân cách đạo đức của người mẹ không tốt, có hành vi ngược đãi đánh đập con cái, trình độ học vấn…của mẹ không đủ điều kiện để nuôi dạy con.
Với những thông tin mà anh cung cấp có thể thấy điều kiện về vật chất của anh có nhiều thuân lợi hơn để giành quyền nuôi con, đặc biệt anh có cắc bằng chứng về việc người vợ có một số hành vi như bỏ nhà đi qua đêm, không ngủ với con để chăm sóc con, bỏ con ở nhà đi theo trai, đi ngoại tình...
Như vậy. Trong trường hợp này, anh có thể được Tòa án giao con cho anh trực tiếp nuôi dưỡng
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua SĐT: 0917908358 0966299358
Luật sư, Trần Đình Lợi
Luật sư Trần Đình Lợi.
Chào bạn!
Trước tiên xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn về việc “Có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi hay không?”
Cơ sở pháp lý:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà không thỏa thuận được đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi:
“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” (khoản 3, Điều 81 Luật HNGĐ 2014)
Theo quy định trên, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Với những thông tin mà anh cung cấp có thể thấy điều kiện về vật chất của anh có nhiều thuận lợi hơn để giành quyền nuôi con.
Tuy nhiên, do con anh chị dưới 36 tháng tuổi mà chị lại không thuộc trường hợp không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con,...thì chị sẽ là người đương nhiên được trực tiếp nuôi con. Nhưng nếu anh có thể chứng minh là chị không đủ điều kiện về vật chất hay yếu tố tinh thần. Mà ở đây:
Yếu tố về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, lối sống, đạo đức, cách cư xử của cha, mẹ…
Điều kiện về vật chất bao gồm: điều kiện sinh hoạt, học tập, chỗ ở… dựa vào khả năng thu nhập hàng tháng, tài sản của cha, mẹ.
Thì anh có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con....”
Khi có yêu cầu của anh, Toà án sẽ xem xét lại điều kiện nuôi con của người vợ, nếu không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì toà án sẽ quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Luật Thuận Nguyễn mong rằng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên giúp quý khách phần nào hiểu được quy định pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn con dưới 3 tuổi. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ đến Luật sư Nguyễn Hòa Thuận.
Trân trọng ./.
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư