Hỏi về thủ tục sang nhượng trao tặng đất đai cho con cái
Kính chào công ty luật ILaw Đầu tiên tôi xin chúc toàn thể quý công ty luật luôn phát triển thành công! Nhà tôi ngoài Thanh Hóa và có thành phần gia đình hơi phức tạp như sau: Bố tôi là người có 3 bà vợ: - Bà thứ nhất lấy không sinh được con nên ông ấy ly hôn và đã mất - Bà thứ hai lấy bố tôi sinh được 3 người con 2 anh trai 1 chị gái, sau đó ly hôn khoảng năm 1985 gì đó, khi ly hôn thì bố tôi nhận nuôi anh trai đầu, 2 anh chị em kia thì theo mẹ (đã mất) - Bà thứ 3 lấy bố tôi, sinh ra tôi và một chị gái (Cũng đã mất) Mẹ tôi trước khi lấy bố tôi cũng có một con gái riêng Bố tôi có mảnh đất rộng khoảng 350m2 ở quê, nguyện vọng của bố tôi là muốn chia đôi cho tôi và anh trai cả của bà đầu mỗi người một nửa Tôi có kiểm tra sổ đỏ của gia đình thì sổ đứng tên hộ gia đình với chủ hộ là bố tôi. Vậy kính nhờ luật ILaw giải đáp bố tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì? và có cần sự đồng ý của tất cả các con khi tiến hành thủ tục sang nhượng đất đai cho hai anh em tôi Xin cảm ơn công ty luật rất nhiều kính chúc công ty ngày càng phát triển!
2 Luật sư trả lời
Chào bạn,
Đầu tiên Công ty Luật TLT xin gửi
lời chào trân trọng đến bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi.
Về câu hỏi của bạn, Chúng tôi xin
có chia sẻ như sau:
Câu hỏi của bạn đặt ra khá chung,
chưa đủ thông tin, tài liệu làm cơ sở để chúng tôi có thể đưa ra ý kiến tư vấn chính xác nhất.
Dựa trên kinh nghiệm thực tế, chúng
tôi đánh giá vụ việc của bạn tương đối phức tạp. Cần có sự đầu tư nghiên cứu kỹ
lưỡng để có phương án bảo vệ tốt nhất cho bạn. Nên bạn có thể liên hệ chúng tôi
để cung cấp thêm các thông tin, tài liệu cụ thể về vụ việc đồng thời có sự trao
đổi trực tiếp và nghiên cứu trực tiếp hồ sơ vụ việc của bạn.
Bạn không nêu rõ về các quan hệ
nhân thân trong gia đình của những người đã mất, và hộ gia đình bao gồm những
ai.
Vì vậy, khi một cá nhân mất đi sẽ
phát sinh quyền thừa kế và bạn phải làm thủ tục khai thừa kế. Ngoài ra, theo
thông tin bạn cung cấp, đất đai đang thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình nên việc
định đoạt thửa đất đó cần có sự đồng thuận của các thành viên hộ gia đình,
ngoài ra hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng
chứng thực.
Bạn tham khảo các quy định sau:
Điều
649. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình
tự thừa kế do pháp luật quy định.
Điều
650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không
còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau
đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp
luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều
651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau
đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết
mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn
ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Điều
652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm
với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu
được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống.
Điều
653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được
thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.
Điều
167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng
đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật
này.
2. Nhóm người sử
dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử
dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ
của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế
thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định
của Luật này;
b) Trường hợp
nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng
thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với
phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định,
làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia
được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của
nhóm người sử dụng đất.
3. Việc công chứng,
chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực
hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển
nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp
kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ để
bảo vệ tốt nhất và có lợi nhất quyền lợi chính đáng của bạn.
Bạn có thể liên hệ Luật sư TLT
theo thông tin sau:
-
Luật sư Nguyễn Quang Trung – 0862667736
-
Giám đốc Công ty Luật TNHH TLT
-
www.tltlegal.com
Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Quang Trung.
Chào bạn, căn cứ vào thông
tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Trong trường hợp của bạn, nếu đất là tài sản
riêng thuộc về bố bạn thì bố bạn đương nhiên có quyền tặng cho người mà bố bạn
muốn mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai khác.
Thứ nhất, về điều kiện để tặng cho quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013,
điều kiện tặng cho đối với quyền sử dụng đất được xác định như sau:
– Một là, đất
được tặng cho phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Bởi lẽ,
đây được coi là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác định được quyền sử dụng hợp
pháp cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 188 Luật đất đai năm
2013 cũng ghi nhận hai trường hợp đất nhận được thông qua thừa kế vẫn có thể
thực hiện việc tặng cho khi chưa có Giấy chứng nhận như sau:
+ Người tặng cho là người có đất thông
qua thừa kế mặc dù có đủ điều kiện nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận về quyền
sử dụng đối với đất.
+ Trường hợp người tặng cho là người
nhận được đất thông qua thừa kế nhưng họ thuộc trường hợp không được cấp Giấy
chứng nhận theo quy định như người Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài hoặc
người nước ngoài theo quy định không được mua nhà gắn với quyền sử dụng đất ở
tại Việt Nam.
– Hai là, đất đem
tặng cho phải được xác nhận là không có tranh chấp. Bởi khi một tài sản
đang có tranh chấp đồng nghĩa với việc một người khác có thể đang có quyền, lợi
ích liên quan đến tài sản đó, nên việc định đoạt tài sản trong các trường hợp
này có thể bị ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của người liên quan và có
thể kéo theo trình trạng kiện tụng tranh chấp. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho
các chủ thể khác cũng như tránh việc phát sinh các tranh chấp sau này bắt buộc
các bên chỉ có thể thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất khi không có tranh chấp
liên quan hoặc tranh chấp đã được giải quyết.
– Ba là, quyền sử dụng đất phải đảm bảo điều kiện không nằm
trong trường hợp đang bị kê biên thi hành án. Bởi khi đất được xác định kê biên
để đảm bảo cho việc thi hành các bản án, quyết định sẽ là một trong những
trường hợp không thể thực hiện tặng cho.
– Bốn là, đất
được tặng cho phải còn trong thời gian sử dụng theo quy định của pháp luật.
Trong các loại đất được phân loại trong Luật đất đai năm 2013, tùy theo mục
đích sử dụng mà thời hạn sử dụng cũng sẽ có sự khác nhau. Riêng đất được Nhà
nước giao hoặc cho thuê có thời hạn thì khi hết thời hạn này, quyền sử dụng đất
của người được giao hoặc cho thuê cũng sẽ chấm dứt. Do đó, bắt buộc nếu họ muốn
thực hiện việc tặng cho để chuyển giao quyền sử dụng đất của mình phải thực
hiện khi đất còn trong thời gian sử dụng.
Lưu ý:
Trong một số trường hợp đặc thù, ngoài
những điều kiện như đã nêu ở trên, người sử dụng đất cần lưu ý các vấn đề quy
định tại Điều 191, 192 Luật đất đai năm 2013 khi thực hiện tặng cho quyền sử
dụng đất cho người khác, cụ thể như sau:
+ Khi tặng cho quyền sử dụng đất cho người
khác phải đảm bảo đây là những trường hợp pháp luật cho phép tặng cho.
+ Trong trường hợp đất tặng cho là đất trồng lúa cần lưu ý bên nhận tặng
cho phải là cá nhân hoặc hộ gia đình có trực tiếp tham gia sản xuất nông
nghiệp.
+ Đối với đất ở hay đất nông nghiệp nằm trong phạm vi rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng (phân khu bảo vệ, phục hồi sinh thái) chỉ được tặng cho cho người sinh
sống trong khu vực này.
Thứ
hai, về trình tự, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất
Khi
thực hiện tặng cho quyền sử dụng đât, bên tặng cho và bên nhận tặng cho quyền
sử dụng đất cần thực hiện các thủ tục theo trình tự các bước sau:
Bước
1:
Hai bên thực hiện giao kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định
pháp luật.
Đối với đất đai là tài sản đặc thù và
bắt buộc phải đăng kí quyền sở hữu, do đó hợp đồng tặng cho được kí kết trong
trường hợp này bắt buộc phải đảm bảo các điều kiện về nội dung và hình thức
theo đúng quy định của pháp luật:
– Về vấn đề nội dung, hợp đồng tặng cho
phải đảm bảo bên tặng cho phải là người được ghi nhận với tài sản này, các bên
giao kết phải có năng lực hành vi dân sự khi thực hiện giao kết hợp đồng.
– Về mặt hình thức, hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất phải được công chứng tại Văn phòng công chứng hoặc chứng thực
tại Ủy ban nhân dân cấp xã (Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm
2013)
Bước
2:
Thực hiện thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận
tặng cho
Sau khi hoàn tất hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất, người nhận tặng cho có thể thực hiện thủ tục sang tên trên
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai với các giấy tờ
như sau:
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
–
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc của người tặng cho
– Một số loại giấy tờ khác để xác minh
đối chiếu thông tin như: Thẻ căn cước hoặc chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu,
Giấy đăng ký kết hôn,…
Thứ
ba, về nghĩa vụ thuế, lệ phí khi thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật, khi thực
hiện tặng cho quyền sử dụng đất sẽ phát sinh các loại thuế và lệ phí sau:
– Về thuế thu nhập cá nhân: Theo quy
định tại Khoản 10 Điều 3 Luật thuế
thu nhập cá nhân năm 2007, thu nhập từ việc nhận tặng cho đối với
quyền sử dụng đất được xác định là một trong những thu nhập chịu thuế thu nhập
cá nhân. Thuế suất được áp dụng để tính thuế trong trường hợp này là 10% giá
trị tài sản. (Theo quy đinh tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư
111/2013/TT-BTC)
– Về lệ phí trước bạ: Theo quy định tại
Khoản 1 Điều 7 Nghị định
140/2016/NĐ-CP, khi tiến hành thủ tục sang tên quyền sử dụng đất từ
nhận tặng cho, lệ phí trước bạ được xác định là 0,5% giá trị của tài sản (xác
định theo Bảng giá đất của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có đất).
Lưu ý:
Tuy nhiên, bên nhận tặng cho quyền sử
dụng đất có thể được miễn thuế và lệ phí trước bạ quy định ở trên nếu như họ
nhận được tài sản từ chính vợ hoặc chồng, cha mẹ (gồm cả cha mẹ đẻ, cha mẹ
nuôi, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng), con cái (gồm con đẻ, con nuôi, con dâu, con
rể), ông bà (nội, ngoại), cháu (cháu nội, cháu ngoại) hay từ chính các anh,
chị, em ruột của mình.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM
KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp
luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân
Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./
Luật sư Dương Hoài
Vân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
Luật sư Dương Hoài Vân.
Lĩnh vực Đất đai
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư