hôn nhân gia đình
Thưa luật sư.Vợ chồng tôi có 1 đứa con dc 27 tháng tuổi. Chuyện là vợ chồng tôi có bất hòa gia đình Và cô ấy lén ôm con bỏ đi xa. tôi có liên lạc khuyên nhủ quây về mà không dc. vì ở xa nên tôi không trực tiếp gặp con được. Cô ấy có gọi video call cho tôi gặp con một vài lần. Rồi lại khóa máy không liên lạc nữa. TÔI MUỐN HỎI LÀ CÔ ẤY LÀ ĐẢNG VIÊN NHƯ VẬY CÁCH HÀNH SỬ KHÔNG CHO TÔI GẶP CON QUA ĐIỆN VÀ ĐEM CON BỎ ĐI XA NHƯ VẬY THÌ CHI BỘ CỦA CÔ ẤY CÓ TRÁCH NHIỆM GÌ VỚI ĐẢNG VIÊN CỦA MÌNH KHÔNG. TÔI CÓ CẦN PHẢI GỮI ĐƠN ĐẾN CHI BỘ CỦA CÔ ẤY ĐỂ CAN THIỆP KHÔNG
4 Luật sư trả lời
Nếu bạn cần tư vấn cụ thể về vấn đề này, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn,
Bạn vui lòng cho số điện thoại hoặc gọi đến số 0961 286 660 (zalo, viber, whatsapp) hoặc email info@lawplus.vn để trao đổi trực tiếp với Luật sư nhé.
Trân trọng.
Luật sư Phan Hồng Khai Minh.
Điều 71 Luật Hôn nhân
và Gia đình 2014 quy định cha, mẹ có quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi
dưỡng con chưa thành niên. Trong trường hợp vợ của bạn ngăn cản bạn chăm sóc, gặp
gỡ con của bạn thì theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi của vợ bạn có
thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Nếu bạn không thể
thuyết phục được vợ bạn, bạn có thể yêu cầu các cơ quan liên quan đến hôn nhân
gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ...
để các cơ quan này bảo vệ quyền chính đáng của bạn. Nếu vẫn không thực hiện được,
bạn có thể làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết
Đối với chi bộ đảng của
vợ bạn, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định: “Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm
vụ chính trị của đơn vị, giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên;
làm công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng
viên…”. Điều 7 Quy định số 22-QĐ/TW quy định về công tác kiểm tra, giám sát và
kỷ luật của Đảng như sau: “Chi bộ có vai trò giải quyết tố cáo và kiểm tra khi
có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên trong chi bộ về thực hiện nhiệm vụ chi bộ
giao; về phẩm chất, đạo đức, lối sống; về thực hiện nhiệm vụ đảng
viên (trừ nhiệm vụ cấp trên giao).”. Do đó, bạn cũng có thể gửi tố cáo đến chi
bộ đảng của vợ bạn để bảo vệ quyền của bạn đối với việc chăm sóc, gặp mặt, nuôi
dưỡng con bạn.
Trên đây là nội dung
tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng
mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với
chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh,
TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải
đáp cụ thể.
Trân trọng.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Chào bạn, Luật sư Chân Thiện Mỹ tư vấn
cho bạn như sau:
Theo quy định
tại Điều 71
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Nghĩa vụ và quyền
chăm sóc, nuôi dưỡng:
“1.
Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau,
cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình.
...”
Theo đó, việc
vợ bạn đưa con bỏ đi xa, không cho liên lạc với bạn đã làm cản trở quyền của bạn
về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, có dấu hiệu của hành vi ngăn cản việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa bố và con theo quy định pháp
luật.
Tại Điều
51 Quy định 69-QĐ/TW về kỷ
luật tổ chức Đảng,
Đảng viên vi phạm quy định hôn nhân và gia đình quy định như sau:
“1.
Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì
kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a)
Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn.
b)
Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con
chưa thành niên.
c)
Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường
hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án).
d)
Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận
giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật.
đ)
Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi.
e)
Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người
khác như vợ, chồng.
g)
Vi phạm pháp luật về mang thai hộ.
2.
Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật
bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a)
Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết
hôn.
b)
Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác
đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định.
c)
Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi
con nuôi; có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng.
3.
Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc
vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a)
Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, ảnh
hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội.
b)
Ép buộc vợ (chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật nhưng chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c)
Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng
cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, vợ bạn
không thuộc trường hợp vi phạm quy định hôn nhân và gia đình đến mức phải thi
hành kỷ luật, do đó bạn cần nói chuyện lại với vợ mình để giải quyết sự việc được
ổn thỏa. Trường hợp hai vợ chồng không thể tự giải quyết thì bạn có thể đề nghị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
trong quan hệ gia đình giữa cha và con của vợ bạn theo quy định tại Điều 56 Nghị
định 144/2021/NĐ-CP: “Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom,
chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn
chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh,
chị, em với nhau” đến Chủ tịch UBND cấp huyện nơi vợ bạn cư trú để được xem
xét, giải quyết.
Mọi vướng mắc hoặc cần sự hỗ
trợ bạn có thể liên hệ với Luật sư của Chân Thiện Mỹ qua những phương thức sau:
Liên hệ qua Hotline hoặc
Zalo: 0917 333 769 - Luật sư Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc Công ty Luật Chân Thiện
Mỹ
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
1/ Số 94 Nguyễn Hữu Tiến, phường
Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Số 1/8A Quang Trung, thị
trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (đối diện Tòa án nhân dân
huyện Hóc Môn)
Liên hệ qua Email: lsnguyentrunghieu@gmail.com
Website: Công ty Luật Chân
Thiện Mỹ - https://luatchanthienmy.com/
Luật sư Nguyễn Trung Hiếu.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư