Ly hôn
3 Luật sư trả lời
Chào bạn,
Việc cha mẹ bạn có muốn ly hôn hay không thì quyền của cha mẹ bạn. Các con không có quyền yêu cầu Tòa giải quyết việc ly hôn của cha mẹ nhé.
Luật sư Nguyễn Hòa
Luật sư Nguyễn Hòa.
Chào bạn!
Trước tiên xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn về việc “ con cái có quyền yêu cầu cha mẹ ly hôn không?”
Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Điều 51
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Cha, mẹ, người thân thích khác chỉ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Như vậy, nếu bên vợ hoặc chồng không có ý muốn ly hôn, bên vợ hoặc chồng không bị bệnh tâm thần hay những bệnh liên quan đến nhận thức, hành vi, hai bên vợ và chồng không có dấu hiệu của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tinh thần thì cha, mẹ hay người thân thích không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Trong trường hợp của bạn, bạn có thể yêu cầu giải quyết ly hôn nhưng phải tuân thủ quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã nêu trên. Nếu yêu cầu của bạn không tuân thủ quy định trên thì:
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có chỉ rõ:
Cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ.
Nếu cha, mẹ hay người thân của vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng có ý cưỡng ép ly hôn thì theo quy định tại Điểm e, Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, có quy định về cấm các hành vi ảnh hưởng đến việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, thì cưỡng ép ly hôn là một trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.
Từ các quy định nêu trên, nếu vợ chồng hoàn toàn bình thường, không có ý muốn ly hôn thì việc bố mẹ của 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên vợ chồng ép buộc phải ly hôn là vi phạm pháp luật. Theo đó, có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hành chính theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi: Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
Mong rằng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên giúp quý khách phần nào hiểu được quy định pháp luật về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ để gặp Luật sư Nguyễn Hòa Thuận tư vấn trực tiếp.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng ./.
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận.
Đối với câu hỏi của bạn luật sư tư vấn như sau:
Căn cứ vào Điều 51 luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu ly hôn như sau:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy theo quy định của pháp luật, trong trường hợp nếu bố mẹ bạn không bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền yêu cầu ly hôn là quyền của bố mẹ bạn, chứ bạn không có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của bố mẹ bạn.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của luật sư! Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Đức Biên
Luật sư Nguyễn Đức Biên.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư