Rút đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Các luật sư cho tôi hỏi, tôi có một người em trai ( trên 18 tuổi) có mượn một chiếc xe máy của một bạn làm cùng ( tổ đội công nhân) cùng giấy tờ xe và bằng lái xe của bạn đó và mang đi cầm đồ. Tên trên giấy cầm đồ là người bạn có xe và bằng lái xe của bạn đó. Sau đó em tôi có đưa giấy tờ xe cho người bạn kia để đi chuộc lại xe và hứa 3 ngày sau trả tiền chuộc cho bạn đó nhưng sau đó em tôi không có tiền và không đưa cho bạn kia đi chuộc được. Bạn kia đã tố cáo lên phường và hồ sơ chuyển lên quận thì gia đình tôi mới biết và thỏa thuận với người bạn kia để thỏa thuận trả lại số tiền cho bạn kia. Bây giờ bạn kia đồng ý rút đơn và đồng ý thay đổi lời khai. Mong các luật sư giúp đỡ tư vấn cho chúng tôi biết có thể thay đổi lời khai như thế nào để em tôi không bị truy cứu trách nhiệm nữa và không bị khởi tố. Chúng tôi xin cảm ơn.
TIN LIÊN QUAN:
Lừa bao nhiêu thì bị truy tố hình sự
1 Luật sư trả lời
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là loại tội mà khi bị hại rút đơn tố cáo thì CQĐT rút khởi tố (nếu đã khởi tố) nhưng sự việc bạn nêu cũng khó cấu thành tội \"lừa đảo chiếm đoạt tài sản\"! Bạn muốn tư vấn rõ hơn cần cung cấp cụ thể hơn sự việc và lời khai của bị hại. Bạn tham khảo thêm điều luật
Theo điều 139 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì hành vi vi phạm nêu trên được quy định như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
........\"
Bạn cũng không trình bày xe đó giá trị bao nhiêu nên bạn cứ tham khảo luật rồi liên hệ lại!
Luật sư Nguyễn Hoài Phong.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư