Sổ đỏ thế chấp tại ngân hàng
Chào luật sư, vào năm 1998, cha tôi lấy số đỏ đi thể chấp tại ngân hàng Agribank để lấy số tiền 60 triệu đồng. Khi làm thủ tục thì cha tôi ghi họ tên mẹ tôi là Nguyễn Thị A (mẹ tôi là Hoàng Thị A) và tự ký tên vào các hồ sơ thể chấp. năm 2003 cha tôi mất, phía ngân hàng 2 lần đến hỏi nợ, khi đó mẹ tôi mới biết việc nợ nần của cha và ngân hàng. Từ năm 2003 đến 2016 phía ngân hàng không thấy đến hỏi nợ khoản tiền cha tôi vay nữa. Năm 2017 mẹ tôi đi làm lại số đỏ thì phía ngân hàng có công văn can thiệp và ko cho cấp bìa. Xin hỏi luật sư các vấn đề sau: 1. giờ nếu phải trả thì mẹ con tôi phải trả cho ngân hàng bao nhiêu, tiền lãi tính thể nào? 2. Làm thể nào để chúng tôi được cấp lại bìa ? 3. Việc ngân hàng can thiệp như vây đúng không? 4. Căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc này? Xin cảm ơn các luật sư rất nhiều.
3 Luật sư trả lời
Chào anh Hùng,
Theo nội dung anh trình bày, Tôi có ý kiến tư vấn cơ bản như sau:
1. Năm 1998, cha của anh có thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng nhưng lại ghi tên, ký tên mẹ của anh. Việc này được xem là hành vi giả mạo chữ ký, nếu có cơ sở (chứng cứ) chứng minh được thì Hợp đồng vay & thế chấp có thể bị vô hiệu vì lý do giả tạo. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem xét trên cơ sở mức độ lỗi của mỗi bên.
Trên thực tế, anh phải cân nhắc thật kỹ càng nếu đem vấn đề này ra xem xét, vì Hợp đồng đã ký kết từ lâu, giải quyết tương đối khó khăn và phức tạp.
2. Đối với các nội dung anh hỏi:
+ Số tiền phải thanh toán ngân hàng: Nội dung này anh căn cứ vào quy định tại Hợp đồng vay, cụ thể: quy định về mức lãi suất, mức lãi suất quá hạn bao nhiêu để tính và dựa trên nợ gốc, thời gian vay, thời gian quá hạn...?
+ Để được thực hiện nội dung cập nhật/cấp sổ đỏ: Về nguyên tắc chung, Bên anh phải giải quyết hoàn tất nghĩa vụ đối với Ngân hàng và giải chấp sổ đỏ ra mới thực hiện được các quyền đối với thửa đất.
+ Trên cơ sở Hợp đồng vay & thế chấp thì Ngân hàng hoàn toàn có cơ sở để ngăn chặn việc đó.
+ Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự, Luật đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh Hợp đồng tín dụng (Pháp lệnh của HĐNN số 38-LCT/HĐNN8 về Ngân hàng, Hợp tác xã và Công ty Tài chính hiệu lực từ ngày 01/10/1990, hết hiệu lực ngày 01/10/1998; Luật các tổ chức tín dụng 1997, 2004, 2010 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành),...
Để có được ý kiến tư vấn chi tiết hơn anh có thể liên hệ trực tiếp Luật sư, cung cấp hồ sơ để Luật sư tiếp cận. Từ đó Luật sư mới có thể đưa ra ý kiến tư vấn sâu sát hơn nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.
Trân trọng.
LS Nguyễn Duy Bình.
Luật sư Nguyễn Duy Binh.
Em liên hệ ngân hàng để biết tiền lãi và xin xem xét giảm lãi. Việc ngân hàng ngăn chặn không cho cấp đổi sổ là đúng.
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng.
Chào bạn, theo các thông tin mà bạn đã cung cấp thì có 1 hợp đồng tín dụng của ngân hàng có liên quan đến \"sổ đỏ\" của gia đình nhà bạn. Tuy nhiên để tư vấn cho được thì bạn cần cung cấp cho chúng tôi cụ thể hơn nữa về các thông tin liên quan đến vụ việc.
Sau khi có đủ thông tin chúng sẽ đánh giá về tính hợp pháp của hợp đồng tín dụng, theo đó sẽ tư vấn cho bạn cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của gia đình bạn. Thông tin gửi về luật sư Bùi Thế Vinh, vpls Thái Minh/ Đoàn luật sư tp Hà Nội,
Luật sư Bùi Thế Vinh.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư