Thừa Kế
Nhà tôi hiện ở trên thửa đất được thừa kế từ ông ngoại cho mẹ tôi từ năm 1990 (theo di chúc). Năm 2005, mẹ tôi có làm thủ tục khai để cấp Sổ đỏ tuy nhiên do các hộ bên trong thửa đất này không thực hiện theo di chúc, mẹ tôi có làm đơn xin chưa làm Sổ đỏ tại thửa đất này. Đầu năm 2019, dì tôi tiến hành bán phần đất nằm trong di chúc đứng tên mẹ tôi quản lý. Tôi có ra Ủy ban phường hỏi, họ nói: Việc mua bán có Sổ đỏ! Tôi hết sức thắc mắc: Sao lại cấp Sổ đỏ được cho dì tôi, mà nguồn gốc đất theo di chúc đứng tên Mẹ tôi? Giờ tôi phải làm gì tiếp theo?
4 Luật sư trả lời
Luật sư trả lời vấn đề của bạn như sau:
Căn cứ quy định của pháp luật về đất đai, khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền phải lập hồ sơ xác định rõ về nguồn gốc, thực trạng sử dụng đất, các tranh chấp nếu có phải được giải quyết trước khi cấp Giấy chứng nhận.
Theo như bạn trình bày thì việc dì bạn đã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một phần diện tích mà ông ngoại cho mẹ từ năm 1990 (theo di chúc) và đã chuyển nhượng đất cho người khác. Đối với trường hợp của gia đình bạn, mẹ bạn cần xác định rõ mảnh đất đó là của ông bà có các giấy tờ hợp pháp công nhận quyền sử dụng đất theo Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 hay không.
Điều 137. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ được lập trước ngày 15/10/1993 sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;;
-- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đã sử dụng đất trước ngày 15/10/1993;
...
Nếu nhà đất là tài sản do ông bà bạn có đứng tên giấy tờ ở trên để lại cho mẹ bạn bằng di chúc, mà dì bạn lại được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng một phần đất này là không đúng với quy định pháp luật. Để xác định việc cấp Giấy chứng nhận cho dì bạn có đúng quy định hay không, mẹ bạn có thể tìm hiểu những vấn đề sau đây:
- Nguồn gốc hình thành nhà đất? (Do bố mẹ bạn mua, nhận chuyển nhượng/nhận thừa kế, tặng cho? Do bố mẹ bạn khai hoang?...)
- Trước đây, bố mẹ bạn có đứng tên trên bất kỳ giấy tờ gì về nhà đất đó hay không? (Giấy tờ mua bán/thừa kế/tặng cho...)
- Việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký tên Dì bạn bạn trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được căn cứ vào đâu? Mẹ bạn có giấy tờ chuyển quyền cho anh trai bạn không?...
Trong trường hợp, mẹ bạn có căn cứ chắc chắn rằng nhà đất là do ông bà bạn để lại, chưa được chia cho các Dì bạn không phải là chủ sử dụng/sở hữu đối với nhà đất đó thì mẹ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác định lại chủ sở hữu/sử dụng tài sản. Nếu xác định được ông bà bạn là chủ sử dụng/sở hữu đối với nhà đất thì mẹ bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế (theo di chúc).
Để đòi lại quyền lợi cho mình, mẹ bạn sẽ làm đơn đề nghị hòa giải tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất đó để được hòa giải theo quy định tại Điều 236 Luật đất đai 2024. Trong thời hạn 30 ngày, Uỷ ban nhân dân sẽ phối hợp với các thành viên của Mặt trận tố quốc để hòa giải tranh chấp đất đai; Nếu Uỷ ban nhân dân hòa giải không thành thì mẹ bạn có thể gửi đơn đến Tòa án để được giải quyết theo quy định.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về pháp luật, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn,
Liên quan đến vấn đề bạn đang thắc mắc, Luật sư 24H HCMC trả lời như sau:
Thông tin bạn cung cấp chưa thật sự đầy đủ, để chúng tôi có thể tư vấn chính xác cho bạn. Ví dụ: Thửa đất ông ngoại để lại các giấy tờ về quyền sử dụng đất không? Sau khi ông ngoại mất thì mẹ hay dì bạn là người trực tiếp sử dụng đất? Dì bạn đã được cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất?
Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết, đầy đủ hơn:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
ĐT/Zalo: 0973761188
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Chào bạn,
Để trả lời được cụ thể câu hỏi của bạn, chúng tôi cần bạn cung
cấp những thông tin sau:
- Di chúc của ông ngoại có được lập hợp pháp, công chứng hay
không? Nếu có, bạn có bản sao hoặc bản gốc di chúc không?
- Trong di chúc, ông ngoại có chia rõ phần đất cho từng người
hay toàn bộ thửa đất được để lại cho mẹ bạn?
- Sau khi ông ngoại qua đời, gia đình bạn có làm thủ tục khai
nhận di sản thừa kế theo di chúc không?
- Khi mẹ bạn làm thủ tục xin cấp Sổ đỏ năm 2005, UBND hoặc cơ
quan có thẩm quyền đã trả lời, xử lý như thế nào?
- Lý do cụ thể mà các hộ bên trong thửa đất không thực hiện
theo di chúc là gì? Họ có tranh chấp hoặc phản đối gì không?
- Người mua đất từ dì bạn có thực hiện thủ tục công chứng/chứng
thực hợp đồng mua bán và sang tên hay chưa?
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi
theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố
Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn
Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
Căn cứ Theo Điều 101 Luật
Đất đai năm 2013, khi có yêu cầu cấp “Sổ đỏ” (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) bao gồm:
-
Xác
nhận là người đã sử dụng đất ổn định, xác nhận là đất không có tranh chấp, phù
hợp với quy hoạch của Ủy ban nhân dân cấp xã, Hộ khẩu thường trú; hoặc,
-
Xác
nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp của Ủy ban nhân dân cấp
xã, Hộ khẩu thường trú (Nếu là đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
- Nếu nguồn gốc nhà đất là của ông/bà ngoại để lại, thì trong hồ sơ buộc phải có chữ ký của tất cả các người con, trong đó có mẹ bạn, và ý chí của những người con này phải là từ chối/tặng cho phần quyền tài sản của họ có được từ nhận thừa kế của cha mẹ để lại - và cho người dì này.
==> Có thể thấy, hồ sơ yêu cầu cấp “Sổ đỏ” không bắt buộc phải có di chúc của ông ngoại của bạn, tuy nhiên năm 2005, mẹ của bạn có làm thủ tục khai để cấp “Sổ đỏ”, có làm “đơn xin chưa làm Sổ đỏ” và đồng thời giả định di chúc ông ngoại lập cho mẹ bạn là di chúc hợp pháp và tuân thủ các quy định về nội dung, hình thức của di chúc theo quy định Pháp luật, thì tạm thời không thể kết luận cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đúng quy định pháp luật.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể thực hiện một hoặc một số thủ tục dưới đây:
1. Hòa giải:
- Nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh
chấp về đất đai. Bạn có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải.
-
Nơi có trách nhiệm
tổ chức hòa giải là UBND cấp xã nơi có đất.
-
Việc hòa giải
tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30
ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.
2. Khởi kiện dân sự: Trong trường hợp không thể hòa giải, bạn có thể khởi kiện người dì của bạn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản để yêu cầu giải quyết việc chia thừa kế, hoặc khởi kiện đòi lại bất động sản … Đối với phần đất đã bán cho người thứ 3 (giả sử là người thứ 3 ngay tình theo phán quyết của tòa án), thì yêu cầu khởi kiện của bạn phải chuyển thành kiện đòi tiền (số tiền đã bán đất) và yêu cầu người dì kia phải hoàn trả lại cho mẹ bạn.
3. Khiếu nại
- Bạn
có thể đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại về việc cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
cho dì của bạn nếu bạn có căn cứ cho rằng việc cấp Giấy chứng nhận trên là
không đúng với quy định của pháp luật.
- Người
giải quyết khiếu nại lần đầu là cá nhân có thẩm quyền đứng đầu Cơ quan nhà nước
đã cấp Giấy chứng nhận, có thể là Chủ tịch UBND cấp xã, Giám đốc Sở Tài nguyễn
và môi trường…
- Trong
trường hợp không được giải quyết khiếu nại hoặc không đồng ý với kết quả giải
quyết khiếu nại, bạn có quyền khiếu nại lần hai đến cấp trên trực tiếp của người
đã giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật Khiếu nại 2011.
4. Khởi kiện vụ án hành chính
-
Căn
cứ khoản 2 Điều 3, Điều 5 Luật Tố tụng hành chính 2015, bạn có quyền khởi kiện việc
cấp Giấy chứng nhận trên là không đúng với quy định của pháp luật, yêu cầu huỷ
“Sổ đỏ”.
-
Toà án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân
dân cấp tỉnh nơi có bất động sản.
Trên đây là nội dung tư
vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc
hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng
tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM,
số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ
thể.
Trân trọng.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư