Tố tụng hình sự
Chào Quý luật sư! Tôi có một câu hỏi mong nhận được sự giải đáp từ Quý Luật sư như sau: Tôi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì tôi có thể uỷ quyền cho Luật sư thực hiện việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của bị hại được quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2021) hay không? Trân trọng cảm ơn!
7 Luật sư trả lời
Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi luật sư trả lời như sau:
Bạn là người có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ thì bạn có thể uỷ quyền cho Luật sư thực hiện việc yêu cầu khởi
tố vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của bị hại;
Người được uỷ quyền có thể thay mặt người uỷ quyền làm một số việc tố tụng, tuy nhiên tại một số bước phải đích thân có mặt, cụ thể:
- Người uỷ quyền phải ký vào đơn khởi kiện;
- Khi cơ quan điều tra mời trực tiếp, nguyên đơn phải có mặt lấy lời khai, phải ký biên bản...
Luật sư Nguyễn Thanh Hải.
Chào bạn
Bạn làm đơn ra Công an sau đó bạn mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bạn.
Liên hệ luật sư Thái Thị Tố Uyên 0983 789 248
Trân trọng.
Luật sư Thái Thị Tố Uyên.
Vấn đề này tôi trả lời bạn như sau:
Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự?
Căn cứ pháp lí: Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự và công lý, không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.
Tại khoản 1 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại:
“1.Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.
Theo đó, có hai chủ thể được yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đó là:
Người bị hại: là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra;
Người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết:
+ Người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) là những người chưa có đầy đủ năng lực hành vi để thể hiện quyền chủ thể của mình, họ chưa ý thức được một cách đầy đủ thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho họ cũng như cách bảo vệ lợi ích cho mình. Do đó, người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng là cần thiết và việc họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là hoàn toàn hợp lý.
+ Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là vì họ có nhược điểm mà vì đó họ không thể biểu hiện được đầy đủ yêu cầu của mình. Do đó, pháp luật quy định cho người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.
Trong những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của người bị hại. Những trường hợp này nếu khởi tố vụ án, lợi ích về mặt xã hội có thể không lớn mà còn có khả năng làm tổn thương thêm về mặt tinh thần cho người bị hại. Vì vậy, nhà làm luật đã xác lập một khả năng, điều kiện để người bị hại cân nhắc, quyết định có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý về mặt hình sự đối với hành vi phạm tội hay không. Với quy định đó, nhà làm luật tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội thuận lợi để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với người bị hại.
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại phần lớn là các tội phạm xâm phạm đến nhân thân của con người. Xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, pháp luật cho phép họ được lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.Điều này cũng phù hợp với những nguyên tắc về tôn trọng quyền nhân thân của Bộ luật Dân sự, đó là nguyên tắc tự định đoạt.
Như vậy, pháp luật quy định 10 trường hợp về các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; hiếp dâm; cưỡng dâm; làm nhục người khác; vu khống; xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
Người bị hại được quyền rút yêu cầu bất cứ lúc nào trong suốt quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử. Trong khi quy định tại bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì người bị hại chỉ được rút yêu cầu trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án mới được đình chỉ. Ngoài ra, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 còn có thêm một điểm mới so với bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là bỏ một tội được khởi tố theo yêu cầu người bị hại là tội “Xâm phạm quyền tác giả”. Việc bãi bỏ điều luật này mang lại một tín hiệu tích cực, vì thực trạng hiện nay quyền tác giả đang bị xâm phạm ngày càng nhiều và nghiêm trọng cũng như hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, thậm chí việc xâm phạm diễn ra nhưng tác giả vẫn không hay biết. Do đó, hành vi xâm phạm này cần được bảo vệ mà không cần phải có yêu cầu của người bị hại nhằm bảo vệ tốt hơn quyền tác giả, quyền liên quan và phù hợp với tình hình mới.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn!
Với câu hỏi này, tôi biết chắc bạn có học luật và đang tranh luận với ai về việc người bị hại có quyền uỷ quyền hay không?
Quyền yêu cầu khởi tối của bị hại theo quy định của Điều 155 BLTTHS là quyền của bị hại. Mà có quyền thì được uỷ thác cho người khác thực hiện thay (gọi là uỷ quyền). Vì vậy bạn không chị có quyền uỷ quyền cho Luật sư mà có thể uỷ quyền cho bất kỳ người nào khác có năng lực để thực hiện quyền này.
Những dạng khác của chế định đại diện này là: đại diện theo pháp luật của bị hại là pháp nhân; người giám hộ cho bị hại chưa thành niên/mất năng lực hành vi, đại diện các đồng thừa kế của bị hại đã chết..
Thực tế tố tụng, chúng tôi cũng đã đại diện nhiều thân chủ để yêu cầu hoặc rút yêu cầu này tại các cơ quan tố tụng, các giai đoạn tố tụng.
Cảm ơn!
Luật sư Ngô Quốc Việt.
Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng
hình sự quy định “1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội
phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và
156 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại
là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã
chết.”.
Các
tội danh tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 là
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người mà “Quyền
sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể” là những
quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác.
Cũng
theo quy định của Bộ luật Dân sự, cá nhân không được để người khác đại diện cho
mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
Trong trường hợp này, pháp luật đã quy định cụ thể, vậy nên có thể hiểu ngoài
các trường hợp bị hại là người “dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất hoặc đã chết” thì các trường hợp khác, bạn phải tự mình
thực hiện việc yêu cầu khởi tố.
Luật
sư chỉ có thể thay mặt bạn nộp văn bản thể hiện việc yêu cầu khởi tố cho Cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền chứ không thể thay mặt bạn yêu cầu Cơ quan Nhà nước
thực hiện việc khởi tố.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn
phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần
hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa
chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại
liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Trân trọng.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Chào bạn Vũ
Hiện tại pháp luật về hình sự hạn chế việc ủy quyền liên quan đến nhân thân, bản thân là bị hại thì mới có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Luật sư 0919295445
Luật sư DƯƠNG THỊ HỒNG THOA.
Chào bạn, Luật sư Chân Thiện Mỹ tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về bị
hại như sau :
“1. Bị hại là cá nhân
trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức
bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
2. Bị hại hoặc người đại
diện của họ có quyền:
a) Được thông báo, giải
thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài
liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về
chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng kiểm tra, đánh giá;
d) Đề nghị giám định, định
giá tài sản theo quy định của pháp luật;
đ) Được thông báo kết
quả điều tra, giải quyết vụ án;
e) Đề nghị thay đổi người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người
phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị hình phạt, mức
bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa;
trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia
phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Tham gia các hoạt động
tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi
bị đe dọa;
m) Kháng cáo bản án,
quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định,
hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo
quy định của pháp luật.”
Như vậy, bị hại trong vụ án hình sự không được ủy quyền cho
người khác tham gia tố tụng thay mình do ảnh hưởng đến các quyền nhân thân của
chính bị hại. Trong trường hợp vụ án hình sự có giải quyết liên quan đến bồi
thường thiệt hại thì bị hại có thể uỷ quyền cho người khác, lúc này người được
uỷ quyền có các quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn
dân sự.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhờ luật sư tham gia bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho bạn (bị hại) trong vụ án hình sự.
Liên hệ qua Hotline hoặc Zalo:
0917 333 769 - Luật sư Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc
Công ty Luật Chân Thiện Mỹ
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
1/ Số 94 Nguyễn Hữu Tiến, phường Tây Thạnh, quận
Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Số 1/8A Quang Trung, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc
Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (đối diện Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn)
Liên hệ qua Email: lsnguyentrunghieu@gmail.com
Website: Công ty Luật Chân Thiện Mỹ - https://luatchanthienmy.com/
Luật sư Nguyễn Trung Hiếu.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư