TƯ VẤN VỀ CHIA ĐẤT ĐAI CỦA NGƯỜI Ở ĐỘC THÂN
Bên ngoại tôi có người bà (sau đây gọi là Bà 7) ở độc thân (không có gia đình), Bà 7 có một miếng đất và căn nhà trên miếng đất đó. Ông ngoại tôi thứ 6 là anh ruột của Bà 7, có 3 người con. Bà 10 tôi là em ruột của Bà 7, có 5 người con. Ông Tư (đã chết) là anh ruột của Bà 7, có 4 người con. Ông 3 (đã chết) là anh ruột của Bà 7, có 3 người con. Hiện tại tôi cùng một người con của Bà 10 và một người cháu nội của ông Tư cùng chăm sóc cho Bà 7. Do Bà 7 tuổi đã lớn nên muốn làm di chúc chia miếng đất ra làm 3 cho 3 người đang chăm sóc cho mình gồm: tôi, một người con của Bà 10 và một người cháu nội của ông Tư. 1. Xin luật sư tư vấn trường hợp Bà 7 làm di chúc như trên có đúng pháp luật hiện hành không? Thủ tục theo quy định như thế nào? 2. Nếu Bà 7 muốn làm thủ tục tách sổ đỏ ra làm 3 cho 3 người trước khi chết và không cần làm di chúc có được không? Thủ tục theo quy định như thế nào? Trân trọng cảm ơn!
1 Luật sư trả lời
Chào bạn!
Theo thông tin bạn cung cấp nhưng chưa rõ tôi có thể tư vấn cho bạn như sau:
Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Điều 625. Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Điều 627. Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
- Như vậy: Nếu đó là đất của Bà 7 đứng tên Chủ Sở hữu thì bà có toàn quyền quyết định cho ai và cho bao nhiêu.
- Việc lập di dịch sẽ được làm thành văn bản và công chứng tại phòng công chứng hoặc ubnd xã phường nơi có đất
- Sau khi Bà 7 mất những người được bà 7 di chúc cùng nhau đi làm thủ tục kê khai di sản thừa kế
sau đó sẽ hoàn thành việc nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ.
Đây là trả lời của Luật sư Dương Hoài Vân - Giám đốc Công ty luật V&HMlaw, chỉ mang tính tham khảo tin cậy
Bạn có thể điện thoại 0902900974 - 0984499996 để được tư vấn cụ thể hơn
Chúc bạn may mắn
Luật sư Dương Hoài Vân.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư