Việc dạy trẻ bằng cách đánh đòn là đúng hay sai?
Em xin chào Quý Luật sư: Hiện tại gia đình tôi đang thật sự gia đình tôi hiện nay găp phải vụ kiện tụng như sau mong Quý luật sư cho em giải đáp: - mẹ em có đi thêm bước nữa, ông ấy có con riêng khoản 8 tuổi. Mẹ em thương, chăm lo cho bé đó rất nhiều. Bé rất ngoan, nhưng mỗi tội bé rất lười ăn, ăn rất chậm. Bố bé hay đánh bé về việc này. Mẹ tôi thấy con ăn ít, sợ bé không có sức khoẻ cũng ép bé cố ăn và cũng sợ bố bé làm về thấy bé chưa ăn xong đánh bé nên có la gầy dạy dỗ, nhằm mục đích cho bé ăn, hôm đó bé ăn ít và lâu sau nhiều lần nhắc nhỡ nên mẹ tôi có tát 2 cái vào mặt bé, và bắt bé nằm úp xuống đánh 4 cây, và lúc đứng 8 cây nữa. Sau đó bố bé chở cháu đi viện và bác sĩ nói bé bị dập thịt ( bầm ) vùng mông và làm đơn kiện mẹ tôi. Vậy trường hợp mẹ tôi sẽ bị phạt thế nào? Cấu thành tội gì? Nhờ Quý Luật sư giải đáp cho tôi rõ ạ. Xin cảm ơn
4 Luật sư trả lời
Tại khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016 quy định về các hành vi bạo lực trẻ em như sau:
6. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Theo quy định nêu trên, hành hạ trẻ em là một trong các hành vi bạo lực trẻ, đây là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình làm cho người đó đau đớn về thể xác hoặc khổ sở về tinh thần.
Hành vi hành hạ được thực hiện bằng các hình thức:
- Dùng sức mạnh thể chất như: Đánh đập, bắt trói, giam cầm...;
- Dùng lời nói như: Chửi mắng, sỉ vả, đe dọa, lăng mạ...;
- Bằng cách không hành động như bỏ mặc không cho ăn, không cho uống, không chăm sóc...
Hành hạ trẻ em là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, do đó, người có hành vi vi phạm sẽ phải chịu hình thức xử phạt tương ứng với tính chất, mức độ hành vi và hậu quả để lại.
toi hanh ha tre em
Hành hạ trẻ em là một trong các hành vi bị pháp luậ nghiêm cấm (Ảnh minh họa)
2. Hành hạ trẻ em bị xử phạt hành chính thế nào?
Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi hành hạ trẻ em có thể bị phạt tiền theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Căn cứ theo Điều 52, 53 Nghị định này, cha, mẹ, ông, bà, người thân trong gia đìn có hành vi hành hạ trẻ em sẽ bị xử phạt như sau:
- Trường hợp có hành vi đánh đập gây thương tích, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.
- Trường hợp sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Nghị định 130/2021/NĐ-CP cũng quy định nhiêu mức phạt cụ thể khác liên quan đến hành vi hành hạ trẻ em như:
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng với các hành vi (khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP):
+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
+ Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng với hành vi bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em (khoản 1 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP)…
3. Tội hành hạ trẻ em bị xử lý ra sao?
- Đối với trường hợp hành hạ trẻ em là người thân trong gia đình:
Theo khoản 2 Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể đối với người dưới 16 tuổi có thể bị phạt tù từ 02 - 05 năm.
- Đối với trường hợp hành hạ trẻ em không phải là người thân trong gia đình:
Với trường hợp này, theo quy định tại khoản 2 Điều 140 về Tội hành hạ người khác, người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình là người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 01 - 05 năm.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
Gọi ngay Luật Sư 0914.431.086
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 0914.431.086
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Cám ơn bạn đã qua tâm.
Bạn vui lòng để lại số điện thoại để LS liên hệ tư vấn.
Trân trọng,
Luật sư Võ Hoàng Tâm.
Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi luật sư trả lời như sau:
Quan niệm ngày xưa "thương cho roi cho vọt" để dạy dỗ con cái nên người thời nay không còn phù hợp nữa;
Việc dạy dỗ có thể đưa cao đánh khẻ, dùng roi trơn, nhỏ để doạ,... chỉ phù hợp vài tình huống cụ thể; đánh trẻ em bằng tay càng bị lên án;
Do vậy mẹ của bạn cần cầu thị, hối lỗi, rút kinh nghiệm sâu sắc, không tái phạm để khỏi gây ra các hậu quả khác.
Nếu cháu bé không bị nghiệm trọng, không có tỷ lệ thương tật gì thì có thể mẹ của bạn chị phạt vi phạm hành chính và bị nhắc nhở.
Luật sư Nguyễn Thanh Hải.
Chào bạn,
Theo Điều 1, Luật Trẻ em 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Theo thông tin bạn cung cấp, cháu bé hiện nay khoảng 8 tuổi, như vậy cháu là trẻ em theo Luật Trẻ em 2016
Theo quy định tại khoản 6, Điều 4, Luật Trẻ em 2016 bạo lực trẻ em là hành vi:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;
- Xâm hại thân thể, sức khỏe;
- Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần trẻ em.
Như vậy, bạo hành trẻ em được hiểu là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ em, trong đó:
- Bạo lực thể chất là hành vi dùng vũ lực với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của người khác như: đánh đập, trói hoặc có hành động khác gây tổn thương cơ thể.
- Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần có thể bao gồm: chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề; gây áp lực thường xuyên về tâm lý hoặc hành động khác gây tổn thương tinh thần. Những hành vi này mặc dù không tác động trực tiếp đến thể chất nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tâm lý của trẻ em.
Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn có nhưng hành vi như “tát 2 cái vào mặt bé, và bắt bé nằm úp xuống đánh 4 cây, và lúc đứng 8 cây nữa” đối với cháu bé, như vậy là mẹ bạn đang có hành vi bạo hành trẻ em.
Tùy vào từng mức độ vi phạm mà hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em
Theo Điều 22, Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em như sau:
“- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: …
+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;…”
- Bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như: tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích. Cụ thể:
- Đối với tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
“Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; …”
- Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác được quy định tại điểm c, khoản ,1 Điều 134, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn, trường hợp cần tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư