MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC TẠI TÒA ÁN
Luật sư Dương Hoài Vân có 16 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Hôn nhân & Gia đình, Di chúc - Thừa kế, Dân sự, Hình sự, Lao động - Bảo hiểm xã hội, Đầu tư,...
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là vấn đề phức tạp nhưng lại có tính thời sự, thực tế cấp bách mà không phải ai cũng nhận biết rõ và áp dụng đúng trên thực tế. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, Hãy cùng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh (V&HM Law Firm) chúng tôi tìm hiểu về một số vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc còn vướng mắc và chưa được áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử.
Có thể nói, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc đang dần trở nên phổ biến trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án, nhất là việc xác định hợp đồng đặt cọc có hiệu lực hay vô hiệu, cũng như xác định lỗi để xem xét có phạt cọc hay không. Để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự thì cần phải hiểu và áp dụng đúng quy định của pháp luật khi giải quyết vụ án.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.
I. Quy định của pháp luật hiện hành về đặt cọc
Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định về Đặt cọc như sau:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Theo Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình có hướng dẫn giải quyết tranh chấp dân sự có đặt cọc, cụ thể như sau: “Theo quy định tại Điều 130 BLDS 1995 thì thoả thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự; do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 BLDS 1995 và phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính)”.
Như vậy, đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đồng thời, nó cũng là một giao dịch dân sự. Vì là một giao dịch dân sự nên nó phải đảm bảo đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và cũng để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của các bên khi không may xảy ra tranh chấp.
Thực tiễn xét xử đối với loại việc này, các Tòa án thường căn cứ vào hướng dẫn tại mục I.1 của Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình có hướng dẫn giải quyết tranh chấp dân sự có đặt cọc, cụ thể như sau:
“a. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 BLDS 1995.
Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 146 BLDS 1995.
Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà. Khi giao kết hai bên thoả thuận B (bên mua) phải giao cho A (bên bán) một chiếc xe ô tô thể thao để đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở với điều kiện khi hợp đồng mua bán nhà ở được giao kết và thực hiện thì chiếc xe ô tô thể thao đó phải được trừ vào tiền mua bán nhà và nếu A không nhận được chiếc xe ô tô đó do việc đặt cọc bị vô hiệu thì hợp đồng cũng bị vô hiệu.
Khi bắt đầu thực hiện hợp đồng thì phát hiện chiếc xe ô tô đó là của ông C (bố B) và ông C không đồng ý cho B lấy chiếc xe ô tô đó trừ vào tiền mua nhà, có nghĩa là việc đặt cọc bị vô hiệu và do đó trong trường hợp này hợp đồng mua bán nhà cũng bị vô hiệu.
Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục 1 này, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc”.
Theo hướng dẫn như trên thì không phải mọi trường hợp có thỏa thuận đặt cọc xảy ra tranh chấp thì đều có chế tài phạt cọc. Bởi lẽ, chỉ những trường hợp thuộc một trong hai điểm a và c như trên và không thuộc trường hợp hai bên cùng có lỗi hoặc không thuộc trường hợp bất khả kháng/trở ngại khách quan thì mới thực hiện được chế tài phạt cọc theo quy định.
Do đó, việc chấp nhận lý do dẫn đến không giao kết hoặc không thực hiện được hợp đồng là do lỗi chủ quan hay lỗi khách quan; Lỗi chủ quan thì cần xác định là lỗi của ai, lỗi của một bên (bên nhận đặt cọc hay bên đặt cọc) hay lỗi của cả hai bên; lỗi khách quan do đã xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan để chấp nhận hay không chấp nhận việc phạt cọc ở các Tòa án vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
Trong thời gian gần đây, TANDTC đã lựa chọn và công bố Án lệ số 25/2018/AL nhằm hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề khác có liên quan đến phạt cọc vẫn chưa được áp dụng thống nhất và cần có sự hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
II. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật
Thực tế cho thấy, việc áp dụng pháp luật giữa các Tòa án còn chưa thống nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Trong bài viết này, tác giả đưa ra một trường hợp, cụ thể như sau:
Ví Dụ: Vợ chồng ông T, bà H thống nhất mua nhà đất của ông N, bà U (theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ ông N, bà U) và có giao tiền cọc là 300.000.000 đồng, hai bên thống nhất thỏa thuận nếu ai vi phạm thì phải bồi thường gấp đôi. Việc giao kết không có sự đồng ý của các con ông N, bà U (là thành viên trong hộ ông N, bà U). Vì vậy, sau đó, các con của ông N và bà U lại không đồng ý đến Phòng công chứng ký tên để tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng. Đồng thời, phần đất đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án nên không thể giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng được. Do đó, ông T và bà H yêu cầu ông N và bà U có trách nhiệm hoàn trả số tiền đặt cọc là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) và bồi thường tiền vi phạm hợp đồng là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng).
Quá trình giải quyết vụ án, có căn cứ xác định các bên thỏa thuận đặt cọc mua bán nhà ở và quyền sử dụng đất là có thật, tuy nhiên, phần đất tranh chấp được cấp cho hộ gia đình gồm ông N và bà U và ba người con, đồng thời, tại thời điểm giao dịch, đất đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Do đó, vấn đề đặt ra là tại thời điểm đặt cọc cả bên bán và bên mua đều biết rõ đất cấp cho hộ và việc chuyển nhượng không có đầy đủ sự đồng ý của các thành viên trong hộ, đồng thời, cả bên bán và bên mua đều biết rõ phần đất này đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Vậy hợp đồng đặt cọc có hiệu lực hay vô hiệu? Trường hợp nếu hợp đồng có hiệu lực thì xác định lỗi của các bên như thế nào? Có phạt cọc hay không?
Hiện nay, vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau nên thực tiễn áp dụng không thống nhất, dẫn đến có Tòa án buộc phạt cọc nhưng có Tòa án chỉ buộc bên bán trả lại số tiền đặt cọc đã nhận, cụ thể như sau:
Quan điểm thứ hai: Hợp đồng đặt cọc có hiệu lực, bên bán và bên mua đều có lỗi nên bên mua chỉ phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc đã nhận, không phải chịu phạt cọc. Quan điểm này thống nhất với quan điểm thứ nhất ở chỗ cho rằng hợp đồng đặt cọc có hiệu lực theo quy định tại Điều 117 và Điều 119 của BLDS năm 2015. Tuy nhiên, quan điểm thứ hai cho rằng cả hai bên bên bán và bên mua đều có lỗi, chứ không phải lỗi hoàn toàn của bên bán nên không phải chịu phạt cọc. Bởi lẽ, bên bán biết rõ đất của hộ mà vẫn chuyển nhượng, bên mua biết rõ đất cấp cho hộ nhưng vẫn đồng ý nhận chuyển nhượng dù không có sự đồng ý của các thành viên trong hộ nên các bên tham gia giao dịch đều có lỗi làm cho hợp đồng chuyển nhượng không thể giao kết và thực hiện được. Hơn nữa, cả hai bên đều biết tại thời điểm giao dịch đất đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Do đó, cả hai bên đều có lỗi làm cho làm cho hợp đồng chuyển nhượng không thể giao kết và thực hiện được.
Theo điểm d khoản 1 Mục I Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp hướng dẫn tại các điểm a và c mục I.1 này nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc”. Trường hợp này cả hai bên đều có lỗi nên không có căn cứ để phạt cọc. Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 hướng dẫn rõ cả hai bên cùng có lỗi mà không phân biệt ai có lỗi nhiều hơn hay ít hơn, miễn hai bên đều có lỗi thì không phạt cọc. Do đó, trường hợp này không phạt cọc mà chỉ buộc bên bán hoàn trả số tiền đặt cọc đã nhận.
Hơn nữa, tại thời điểm đặt cọc phần đất tranh chấp đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án nên không đủ điều kiện để chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2014. Do đó, hợp đồng đặt cọc vô hiệu theo quy định tại Điều 122 và Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015.
Vì vậy, hợp đồng đặt cọc vô hiệu nên bên mua chỉ phải hoàn trả tiền đặt cọc đã nhận cho bên bán. Đồng thời, do cả hai bên cùng có lỗi nên theo điểm d khoản 1 Mục I Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp hướng dẫn tại các điểm a và c mục I.1 này nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc”. Như vậy, không có căn cứ để buộc bên bán phải chịu phạt cọc.
Theo quan điểm của tác giả: Tác giả thống nhất với quan điểm thứ ba. Trong trường hợp này, không thể buộc bên bán phải chịu phạt cọc. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 116 BLDS năm 2015, thì thỏa thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự mà cụ thể là hợp đồng dân sự. Do đó, thỏa thuận phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015.
Trên thực tế, việc áp dụng pháp luật khi Tòa án giải quyết các loại tranh chấp, nhất là tranh chấp hợp đồng đặt cọc vẫn còn có sự không thống nhất.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc còn vướng mắc và chưa được áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho bạn.
Theo Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với V&HM LAW FIRM qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng.
HỎI: TƯ VẤN VỀ THAY ĐỔI CÁCH TRẢ TIỀN THUÊ NHÀ
Ông B thuê căn nhà của ông A với diện tích 70m2, kể từ ngày 7/7/2020 (gồm căn nhà 30m2 và sân vườn trước nhà 40m2) trong một năm (B đặt cọc 1 tháng tiền nhà, căn nhà tiền thuê nhà đã được công chứng). Được sự đồng ý của A, ngày 17/8/2020 B tự sửa nhà cho khang trang hơn với số tiền của mình khoảng 3 triệu đồng. Sau đó 2 tháng, ngày 10/9/2020, anh A thông báo cho anh B biết chị sẽ bán căn nhà cho chị C. Thậm chí khi chị C trở thành chủ sở hữu mới, chị A thông báo cho anh B biết sẽ sử dụng phần diện tích trước mặt. nhà xây trọ rộng khoảng 30m2. Phần còn lại của khu vực là giá vào cửa. Anh B tức giận vì cho rằng thời hạn thuê nhà còn đến 10 tháng, chị C không có quyền phá bỏ thỏa thuận dù đã đổi chủ. Giảm quy mô tiền thuê nhà và tăng tiền thuê nhà là không hợp lý và trái pháp luật. Tuy nhiên, cô C không đồng ý việc đòi nhà của ông B Ông B, đồng thời bà C sẽ tăng tiền thuê nhà Dưới vai trò là luật sư tại Việt Nam, bạn vui lòng viết email tư vấn để bảo vệ quyền lợi của ông B tại trường hợp này. Cô C có thể thay đổi cách trả tiền thuê nhà và quy mô tiền thuê nhà hay không? Yêu cầu: tóm tắt sự kiện, vấn đề pháp lý và tư vấn
Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn về thay đổi cách trả tiền thuê nhà như sau:
Chào bạn,
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh (V&HM Law Firm) xin gửi lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe. Chúng tôi chân thành trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi cho chúng tôi.
Về vấn đề pháp lý mà bạn yêu cầu, tôi xin có một số chia sẻ như sau:
Thứ nhất, đối với vụ việc của bạn, do thông tin bạn cung cấp chưa rõ, chúng tôi cần bạn cung cấp hồ sơ liên quan đến các vấn đề nêu trên thì mới đưa ra hướng tư vấn rõ ràng cho bạn được.
Thứ hai, đây là vụ việc theo sự đánh giá của tôi là tương đối phức tạp và cần có sự trao đổi trực tiếp, cụ thể và rõ ràng để làm sáng tỏ những thắc mắc, đồng thời có thể đưa ra sự tư vấn nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn. Do đó, bạn có thể mang đầy đủ hồ sơ có liên quan đến văn phòng của V&HM Law Firm tại: 422 (Tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh gặp trực tiếp Luật sư để được trao đổi, tư vấn cụ thể hơn.
Trân trọng.
Luật sư Dương Hoài Vân.
HỎI: TƯ VẤN VỀ TRANH CHẤP TIỀN LAO ĐỘNG
Tôi được người đó (môi giới)bão lãnh xuống ghe đi 3 tháng ứng trước chủ ghe 20 triệu cho tôi, tôi đi hơn 4 tháng về người đó không thanh toán số tiền 20 triệu đó cho tôi còn thách thức, tôi báo công an thì công an nói không giải quyết được bảo kêu ra tòa hòa giải hay kiện
Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn về tranh chấp tiền lao động như sau:
Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động có quyền:
"Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
...
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;..."
Do vậy, bạn có quyền được hưởng lương đã như thỏa thuận kí hợp đồng với công ty, công ty có nghĩa vụ phải trả lương cho bạn đầy đủ và đúng hạn. Nếu công ty không chịu trả lương thì công ty sẽ vi phạm quy định của Bộ luật Lao động.
Theo đó, việc người sử dụng lao động không trả lương cho bạn theo đúng hợp đồng lao đồng là trái với quy định của pháp luật. Công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
"Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;"
Như vậy trong trường hợp của bạn, những tranh chấp về tiền lương phải được hòa giải viên tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện. Do đó, trước hết bạn cần làm đơn gửi Phòng LĐTBXH cấp huyện nơi cơ sở điều hòa đóng trụ sở (thường có hoà giải viên lao động) yêu cầu hoà giải về việc không được trả lương. Nếu sau 5 ngày làm việc kể từ khi gửi đơn mà hòa giải viên không hoà giải hoặc hoà giải không thành thì bạn được quyền khởi kiện cơ sở đó ra TAND cấp huyện nơi cơ sở đóng trụ sở để yêu cầu toà tuyên buộc cơ sở phải trả lương cho bạn đầy đủ.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng.
Luật sư Dương Hoài Vân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
Luật sư Dương Hoài Vân.
Luật sư ĐOÀN VĂN NÊN tư vấn về tranh chấp tiền lao động như sau:
Chào bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn cho bạn như sau:
Trên cơ sở yêu cầu của bạn và trên cơ sở quy định của Bộ luật Lao động năm 2019; Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan, chúng tôi xin phép được trả lời câu hỏi bạn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa rõ bạn thỏa thuận tiền lương như thế nào, bạn nhận tiền từ người sử dụng lao động hay người môi giới, bạn thỏa thuận như thế nào với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, từ những nội dung bạn hỏi, chúng tôi có thể đưa ra một số ý kiến như sau:
Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần làm đơn gửi Phòng Lao động và thương binh xã hội cấp huyện nơi đóng trụ sở của người sử dụng lao động yêu cầu hoà giải về việc không được trả lương. Trường hợp hòa giải không thành thì bạn được quyền khởi kiện cơ sở đó ra TAND cấp huyện nơi đóng trụ sở của người sử dụng lao động để yêu cầu toà tuyên buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho bạn đầy đủ.
Hồ sơ khởi kiện gồm:
- Đơn khởi kiện trình bày rõ sự việc và yêu cầu tranh chấp.
- Bản sao y Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
- Bản sao y Hộ khẩu
- Các chứng cứ liên quan đến việc thỏa thuận về tiền công, tiền lương, tiền ứng trước 20.000.000 đồng ( hình ảnh, giấy tờ, tin nhắn, ghi âm…)
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tìm hiểu khoản 1 Điều 13 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
“Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
[.............]”
Bên cạnh đó tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 có giải thích về quan hệ lao động, theo đó:“Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.”
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3, khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019, bạn có mối quan hệ lao động với người sử dụng là chủ ghe. Do đó, bạn có quyền hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;....” điều này được thể hiện rõ tại điểm b khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không trả lương cho bạn theo đúng hợp đồng lao động là trái với quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
“Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương
[………………..]
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
Phạt tiền: Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.”
Ngoài ra, căn cứ khoản 5 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP người sử dụng lao động phải khắc phục hậu quả:"Buộc người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm”.
Như vậy, ngoài bị phạt tiền căn cứ vào số lượng nhân viên mà công ty đã trả chậm lương, người sử dụng lao động còn phải trả đủ lương cho nhân viên, và trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành có liên quan và trên cơ sở kinh nghiệm của chúng tôi về vấn đề bạn yêu cầu có ý kiến.
Nếu có điều gì chưa rõ bạn có thể liên hệ Luật sư. ĐOÀN VĂN NÊN, điện thoại: 0903328166 để được tư vấn thêm.
Luật sư Đoàn Văn Nên.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Đã bồi thường thiệt hại có phải đi tù không
Đơn yêu cầu thi hành án dân sự
Bộ luật dân sự
Lĩnh vực Dân Sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư