Quy định về thừa kế theo pháp luật như thế nào? Các hàng thừa kế gồm những ai?
Bài viết pháp luật được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Dương Hoài Vân. Luật sư Dương Hoài Vân hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật sư Dương Hoài Vân có 16 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Hôn nhân & Gia đình, Di chúc - Thừa kế, Dân sự, Hình sự, Lao động - Bảo hiểm xã hội, Đầu tư,...
1. Thừa kế theo pháp luật là gì?
Thừa kế theo pháp luật được hiểu một cách đơn giản là quá trình dịch chuyển di sản của người chết sang những người còn sống theo quy định của pháp luật về thừa kế. Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”
2. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật
Tại Điều 650 Bộ luật
Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
“a) Trường hợp thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không
có di chúc.
b) Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp có di chúc nhưng
di chúc không hợp pháp.”
Di chúc được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một giao dịch có hiệu lực theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Di chúc bị coi là không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, do vậy di sản liên quan đến di chúc đó sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một di chúc bất hợp pháp có thể không có hiệu lực pháp luật ở nhiều mức độ khác nhau. Di chúc bất hợp pháp có thể bị coi là vô hiệu toàn bộ nhưng cũng có thể chỉ vô hiệu một phần nên khi giải quyết một tranh chấp về thừa kế có liên quan đến di chúc phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, vào các điều kiện mà di chúc đã vi phạm để xác định mức độ vô hiệu của di chúc.
c) Thừa kế theo pháp
luật được áp dụng đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
Nếu người để lại di sản chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được áp dụng chia cho những người nằm trong hàng thừa kế (trừ khi họ là người bị người lập di chúc chỉ rõ chỉ được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc bị truất quyền thừa kế theo di chúc).
d) Thừa kế theo pháp
luật được áp dụng trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế đã chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, các cơ quan, tổ chức hưởng di
sản theo di chúc đều không có người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, một người có thể vừa được hưởng di sản thừa kế theo di chúc lại vừa được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nếu họ là người tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì toàn bộ di sản của người lập di chúc được dịch chuyển cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó; Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di sản liên quan đến họ mới được áp dụng thừa kế theo pháp luật để giải quyết.
e) Thừa kế theo pháp
luật được áp dụng trong trường hợp người thừa kế theo di chúc không có quyền
hưởng di sản.
Những người đáng lẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng lại thực hiện những hành vi đã quy định tại khoản 1 Điều 621 sẽ không được hưởng di sản trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc; Trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản thì áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại; Trong trường hợp chỉ có một số người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản mà người lập di chúc để lại cho một số người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự.
f) Thừa kế theo pháp
luật được áp dụng trong trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối quyền
hưởng di sản.
Người thừa kế có quyền nhận, có quyền từ chối hưởng di sản của người chết để lại. Phần di sản liên quan đến người đã từ chối sẽ được áp dụng chia theo pháp luật cho những người thừa kế khác. Vì thế, khi người này từ chối hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn có thể hưởng thừa kế theo pháp luật. Nhưng trong trường hợp họ đã từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản gồm cả phần theo di chúc và cả phần theo pháp luật thì toàn bộ phần di sản này sẽ chia theo pháp luật cho những người thừa kế của người lập di chúc.
3. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật
a) Diện thừa kế theo
pháp luật
Diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những
người có thể được hưởng di sản theo pháp luật của người chết nếu giữa họ với
người chết đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng cho đến
thời điểm mở thừa kế hoặc giữa họ có huyết thống trong phạm vi hai đời bàng hệ
và bốn đời trực hệ.
b) Hàng thừa kế theo
pháp luật
Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những
người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang
nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại, (Điều 651, khoản 1 Bộ luật
Dân sự năm 2015 đã quy định khá cụ thể về các hàng thừa kế theo pháp luật).
Hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ, chồng, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của
người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đối với hàng thừa kế
thứ nhất, gồm hai mối quan hệ:
(1) Quan hệ thừa kế
giữa vợ và chồng
Quan hệ
thừa kế này dựa trên quan hệ nhân thân, khi có một bên chết trước thì người còn
sống là người thừa kế di sản của người đã chết, khi thực hiện việc thừa kế di
sản giữa vợ và chồng thì có một số vấn đề đặt ra:
(i) Trong trường hợp vợ,
chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết
thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;
(ii) Trong trường hợp vợ,
chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc
quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống
vẫn được thừa kế di sản;
(iii) Người đang là vợ hoặc
chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với
người khác vẫn được thừa kế di sản;
(iv) Trong trường hợp một
người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đó được tiến hành trước ngày
13/7/1960 ở miền Bắc (ngày công bố Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959) và trước
ngày 25/3/1977 ở miền Nam (ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trong
nước) thì khi người chồng chết trước, tất cả các người vợ (nếu còn sống vào
thời điểm người chồng chết) đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người
chồng. Ngược lại, người chồng là người thừa kế ở hàng thứ nhất của những người
vợ đã chết;
(v) Đối với cán bộ, chiến
sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết ra Bắc và lấy vợ ở miền Bắc và việc kết
hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người
vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại; (vi) Đối với những trường hợp hôn nhân
không có đăng ký kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế thì quan hệ
vợ chồng vẫn được thừa nhận và vì vậy họ là người thừa kế theo pháp luật của
nhau;
(2) Quan hệ thừa kế
giữa cha mẹ và các con
Một người sinh ra bao nhiêu người con thì các
con đều là con đẻ của người đó. Vì thế, người con chung hay con riêng đều là
người thừa kế ở hàng thừa kể thứ nhất của người sinh ra họ. Ngược lại, cha mẹ
của người con chung hay người con riêng đều là người thuộc hàng thừa kế thứ
nhất của mình. Đồng thời, một người đã nhận người khác làm con nuôi của mình
theo quy định của pháp luật là cha nuôi, mẹ nuôi của người con đó. Vì thế, họ
là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của con nuôi và ngược lại, con
nuôi là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ nuôi mình. Trong trường
hợp bố dượng, mẹ kế chăm sóc nuôi dưỡng và coi các con như các con của mình thì
bố dượng được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản
của người con đó. Khi con riêng chăm sóc, nuôi dưỡng và coi bố dượng, mẹ kế như
bố mẹ của mình thì người con riêng được xác định là người thừa kế ở hàng thừa
kế thứ nhất để hưởng di sản của bố dượng, mẹ kế khi họ chết.
Đối với hàng thừa kế
thứ hai, gồm hai mối quan hệ:
(1) Quan hệ thừa kế
giữa ông bà và cháu.
Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người
thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của cháu nội, cháu ngoại của mình. Ngược lại,
các cháu nội, cháu ngoại cũng là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của ông
bà nội, ngoại. Tuy nhiên, các cháu chỉ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ
hai của ông bà trong trường hợp bố, mẹ của họ không có quyền hưởng di sản, bị
truất quyền hưởng di sản hoặc bản thân cha mẹ họ từ chối quyền hưởng di sản ở
hàng thừa kế thứ nhất mà không có ai hưởng thừa kế ở hàng này. Pháp luật dự
liệu như vậy nhằm để bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế của các cháu nội ngoại
đối với di sản thừa kế mà ông bà để lại, khắc phục tình trạng cháu chỉ được
hưởng thừa kế thế vị trong những trường hợp bố mẹ của cháu chết trước ông bà
theo quy định của Điều 680 của Bộ luật Dân sự năm 1995 trước đây.
(2) Quan hệ giữa anh,
chị, em ruột với nhau.
Anh, chị, em ruột là những người có cùng cha,
cùng mẹ, cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ, họ là những người có quyền
hưởng di sản thừa kế của nhau ở hàng thứ hai. Con đẻ của một người cùng với con
nuôi của người đó không phải là anh chị em ruột của nhau nên họ không phải là
người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của nhau.
Đối với hàng thừa kế
thứ ba, gồm có hai mối quan hệ:
(1) Quan hệ giữa các
cụ với các chắt
Khi cụ nội, cụ ngoại chết thì chắt là người
hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của các cụ, ngược lại khi chắt chết trước
thì cụ nội, cụ ngoại là người hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của các chắt.
Tuy nhiên, các chắt chỉ được hưởng di sản thừa kế ở hàng thứ ba của các cụ khi
ông bà của họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, hoặc bị
từ chối quyền hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ hai và cũng không còn ai hưởng
thừa kế ở hàng này. Pháp luật dự liệu như vậy là nhằm bảo vệ quyền hưởng di sản
thừa kế của các chắt đối với di sản của các cụ để lại, khắc phục được tình
trạng chắt chỉ được hưởng thừa kế thế vị của các cụ trong trường hợp cha mẹ của
chắt chết trước các cụ theo quy định tại Điều 680 của Bộ luật Dân sự năm 1995;
(2) Quan hệ giữa bác
ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột
Bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột
của một người là anh, chị, em ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó. Cơ sở
pháp lý để xác định quan hệ này là dựa theo quan hệ huyết thống. Đây là những
người có quyền hưởng di sản của nhau, nghĩa là khi cháu chết trước bác, chú,
cô, dì, cậu ruột, nếu tại thời điểm đó mà họ còn sống thì họ là những người
thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của cháu, ngược lại, nếu bác, cô, chú, dì, cậu
ruột chết trước nếu cháu tại thời điểm đó còn sống thì họ là người hưởng thừa
kế ở hàng thừa kế thứ ba của cô, dì, chú, bác, cậu ruột.
Trên đây là nội dung bài
viết quy định về Thừa kế theo pháp luật V&HM Law gửi đến bạn đọc.
Nếu bạn cần tư vấn,
cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục
theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ với V&HM Law qua số điện
thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp
Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt,
Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của
Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú
Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./.
Lĩnh vực Dân Sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư