Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định pháp luật 2023
Việc phân
chia di sản thừa kế theo di chúc hay theo quy định của pháp luật vẫn luôn có
những quy định mà nhiều người chưa nắm rõ. Không những thế trong đó trường hợp
gia đình có con nuôi càng khiến việc phân chia di sản thừa kế càng phức tạp
hơn. Vậy theo quy định pháp luật 2023 con
nuôi có được hưởng thừa kế không?
Tình
huống: Gia đình chúng tôi gồm 4 người: cha, mẹ, tôi và em trai tôi. Năm 2010
cha mẹ tôi có nhận bé T là con của một người bạn thân làm con nuôi (cha mẹ tôi
không làm thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật). Bé T không
chung sống cùng gia đình, một năm chỉ gặp vài lần. Năm 2022, cha tôi vừa mất
không kịp để lại di chúc. Tôi muốn hỏi luật sư trong trường hợp này bé T có
được hưởng thừa kế như anh em tôi không?
1. Quy định pháp luật về quyền con nuôi
năm 2023
Căn cứ khoản 3, Điều 3, Luật Nuôi
con nuôi 2010 quy định: “Con nuôi là
người được nhận làm con nuôi sau khi
việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.”
Căn cứ Điều 24, Luật Nuôi con nuôi
2010 việc nuôi con nuôi có hệ quả pháp lý sau:
“1. Kể từ
ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền,
nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình
cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
2. Theo
yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay
đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay
đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người
đó.
3. Dân
tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi,
mẹ nuôi…”
Như vậy nếu cha mẹ đã đăng ký thủ tục nuôi con nuôi hợp
pháp thì gia đình bạn và người con nuôi này phát sinh đầy đủ các quyền, nghĩa
vụ của cha mẹ và con, các thành viên trong gia đình.
Để trả lời cho câu hỏi con nuôi có
được hưởng thừa kế không? Chúng ta cần xem xét quy định về điều kiện để được
công nhận là con nuôi. Theo Khoản 1 Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Cha
nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định
trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định
của Luật Nuôi con nuôi”.
Và theo quy định tại Điều 22 Luật
Nuôi con nuôi năm 2010 thì việc đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện như sau:
“1. Khi
xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều
kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi
con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc
người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi
vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những
người quy định tại Điều 21 của Luật này…”
Như vậy chỉ sau khi thực hiện đầy đủ
các thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định nêu trên thì quan hệ cha
nuôi, mẹ nuôi với con nuôi mới được nhà nước công nhận sau đó mới phát sinh
quyền thừa kế của con nuôi.
Trong trường hợp của gia đình bạn,
do bố mẹ bạn chưa làm thủ tục đăng ký
việc nuôi con nuôi đối với bé T theo quy định của pháp luật nên không được công nhận quan hệ cha, mẹ
nuôi và con nuôi.
Xem thêm: Quy định về
chia tài sản riêng khi chồng chết
2. Quyền thừa kế của con nuôi theo quy
định pháp luật
Do bố bạn qua đời và không để lại di
chúc nên di sản được chia theo pháp luật. Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự
2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những
người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng
thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng
thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại;...”
Theo như quy định trên thì pháp luật
Việt Nam công nhận quyền thừa kế của con nuôi đối với di sản do cha, mẹ để lại
mà không phân biệt con đẻ hay con nuôi.
Xem thêm: Thủ tục thay đổi
quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn
3. Con nuôi có được hưởng thừa kế của bố mẹ nuôi không?
Sau khi đọc các quy định trên chắc
hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “con
nuôi có được hưởng thừa kế không”. Như vậy nếu nhận nuôi con nuôi theo đúng
trình tự thủ tục quy định của pháp luật, được công nhận quan hệ cha, mẹ nuôi và con nuôi
thì con nuôi
sẽ được hưởng quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
Đối trường hợp gia đình bạn thì dù bố, mẹ bạn đã nhận con
nuôi từ năm 2010 nhưng do không làm thủ tục xin, nhận con nuôi tại cơ quan có
thẩm quyền nên việc nhận con nuôi của bố, mẹ bạn chưa được công nhận theo quy
định của pháp luật. Do đó bé T không có quyền thừa kế của con nuôi, quyền hưởng di sản mà bố bạn để lại do
không thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự
2015.
Trên
đây là nội dung phân tích về các vấn đề xoay quanh vấn đề quyền thừa kế của con nuôi theo quy định pháp luật 2023. Để nhận được sự hỗ trợ KỊP
THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư và chuyên gia pháp lý tại Công ty của
chúng tôi. Quý khách hàng hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi qua
các phương thức sau:
Liên hệ qua Hotline: 096 215
8807 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư
vấn.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ
Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Liên hệ qua Zalo: 096 215
8807
Liên hệ qua Email:
Saigonlaw68@gmail.com;
Luatsutronghieu@gmail.com.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Lĩnh vực Thừa kế - Di chúc
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư