Quyền thăm non con sau ly hôn
Thưa luật sư. Tôi có một câu hỏi là. Trong trường hợp tòa phán xét giao con cho một bên chồng hoặc vợ , thì Người được giao con có quyền đem con đi xa không. (Ví dụ như đem con đi khác tỉnh). Như vậy việc đem con đi xa khỏi tỉnh như vậy có phải là đang cản trở việc thăm nom , chăm sóc con của người còn lại không ạ. Xin hỏi luật sư . Cảm ơn Luật sư.
5 Luật sư trả lời
Pháp luật về hôn nhân gia đình của Việt Nam, cụ thể là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có những quy định khá cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con; con đối với cha mẹ. Trong đó có quy định về nuôi con, thăm con, chăm sóc giáo dục con sau khi hai vợ chồng ly hôn.
Điều 71 của Luật quy định: Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, Điều 81 quy định: Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên… theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Đối với cha, mẹ không trực tiếp nuôi con, Điều 82 cũng quy định: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Trong trường hợp trên, người được Toà án giao nuôi con có quyền đem con đi xa và việc đưa con đi nơi khác vì tính chất chuyển công việc, chuyển nơi sinh sống ... không được xem là làm cản trở việc thăm nom, chăm sóc con của người còn lại.
Nếu bạn cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn,
Liên quan đến vấn đề bạn đang thắc mắc, Luật sư 24H HCMC trả lời như sau:
Theo quy định pháp luật, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Đồng thời, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện hành chưa đưa ra giải thích hành vi "cản trở" thăm nom, chăm sóc con được hiểu như thế nào.
Trên thực tế, việc người trực tiếp nuôi con mang con đi xa nhằm thuận lợi hơn cho việc nuôi dưỡng, giáo dục con thì không bị xem là "cản trở" quyền thăm nom, chăm sóc con của người còn lại.
Ví dụ: Trường hợp người mẹ học tiến sĩ ở nước ngoài và mang theo con cùng ra nước ngoài để thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng con, thì Toà án không xem đây là hành vi "cản trở" người cha chăm sóc, nuôi dưỡng con.
Trong trường hợp cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
ĐT/Zalo: 0973761188
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Luật không cấm nếu việc đưa đi là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở, học hành, giải trí...
Luật sư Phạm Đức Huy.
Chào bạn, Luật sư của
Chân Thiện Mỹ tư vấn cho bạn như sau:
Theo khoản 1 Điều 71
Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng:
“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm
sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
…”
Tại khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực
tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy
định như sau:
“…
3. Sau khi ly hôn, người
không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản
trở.
Cha, mẹ không trực tiếp
nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có
quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
…”
Ngoài ra, tại Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực
tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có
quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định
tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành
viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp
nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp
nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Theo đó, việc bên trực tiếp nuôi con khi cùng con chuyển đến nơi khác để
sinh sống có được coi là cản trở việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con sau khi ly hôn hay không thì phải căn cứ vào nguyên nhân, mục đích của việc
thay đổi nơi sinh sống này.
Trường hợp nếu vì hoàn cảnh, điều kiện cá nhân của bên trực tiếp nuôi con
nên phải thay đổi nơi sinh sống, đồng thời người này cung cấp địa chỉ mới và vẫn
tạo điều kiện cho người không trực tiếp nuôi con thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con thì không được coi là cản trở việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con.
Trường hợp nếu bên trực tiếp nuôi con cùng con chuyển đến nơi khác nhằm mục
đích để hạn chế quyền, giấu địa chỉ nơi ở mới để bên còn lại không thể thực hiện
quyền, nghĩa vụ đối với con thì được coi là cản trở việc thăm nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con.
Mọi vướng mắc hoặc cần sự hỗ
trợ bạn có thể liên hệ với Luật sư của Chân Thiện Mỹ qua những phương thức sau:
Liên hệ qua Hotline hoặc
Zalo: 0917 333 769 - Luật sư Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc Công ty Luật Chân Thiện
Mỹ
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
1/ Số 94 Nguyễn Hữu Tiến, phường
Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Số 1/8A Quang Trung, thị
trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (đối diện Tòa án nhân dân
huyện Hóc Môn)
Liên hệ qua Email: lsnguyentrunghieu@gmail.com
Website: Công ty Luật Chân
Thiện Mỹ -
https://luatchanthienmy.com/
Luật sư Nguyễn Trung Hiếu.
Cảm
ơn bạn đã gửi câu hỏi cho VPLS Triển Luật, đối với câu hỏi của bạn, VPLS Triển
Luật giải đáp như sau:
Theo
quy định tại Điều 71, Điều 81, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm
sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và
các luật khác có liên quan.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi
con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng
quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có
nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền,
nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để
cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm
nom con của người đó.”
Như vậy, theo quy định pháp luật, cha mẹ có quyền ngang
nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom
con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện hành
chưa đưa ra giải thích hành vi "cản trở" thăm nom, chăm sóc con được
hiểu như thế nào. Trên thực tế, trường hợp
người được Toà án giao nuôi
con đem con đi xa vì tính chất công việc, chuyển nơi sinh sống ... nhằm thuận
tiện cho việc nuôi dưỡng, giáo dục con thì không được xem là làm cản trở
việc thăm nom, chăm sóc con của người còn lại, nhưng phải có nghĩa vụ cung cấp địa
chỉ nơi ở mới và tạo điều kiện cho người không trực tiếp nuôi con được thăm nom
chăm sóc và liên lạc thuận tiện với con, nhằm đảm bảo tuân thủ quyền và nghĩa vụ
của cả cha lẫn mẹ đối với con cái, theo tinh thần pháp luật quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề mà bạn yêu cầu. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư