Thắc mắc về phân chia cổ phần
Chào luật sư! Sau đây tôi xin kể tóm tắt câu chuyện của mình. Tôi là Thuỷ có kinh doanh mở tiệm váy cưới với kinh nghiệm 8 năm. Năm 2023 tôi có mở 1 tiệm váy cưới tại 189 Hoàng Cầu với chi phí bỏ ra ban đầu là 1 tỷ và hoạt động bình thường dù kinh doanh chưa đạt mong muốn nhưng vẫn duy trì được. Tháng 1/2025 qua lời giới thiệu của em họ tôi và chị Liên có gặp nhau và 2 bên có thoả thuận làm chung góp vốn chia lợi nhuận. Theo như đã bàn bạc tôi đề ra phương án c Liên góp 200.000.000 cho 50% cổ phần ( bao gồm 50% tài sản hiện có trong cửa hàng - không bao gồm tên thương hiệu, máy tính, máy in ) để nhận về 50% doanh thu. Tất cả thoả thuận đều được 2 bên trao đổi và nhất trí bằng lời nói không có hợp đồng kí kết. Sau khi thoả thuận xong chị Liên đến làm việc theo công việc được phân công và toàn bộ nhân viên đều được thông báo. Trong quá trình làm việc c Liên không hoàn thành công việc, thay đổi nhân sự khiến rối loạn cửa hàng và bất đồng quan điểm rất nhiều khiến cho mọi kế hoạch không còn theo như ban đầu dẫn đến tôi và c Liên cãi nhau rất nhiều. Sau hơn tháng làm việc đã sảy ra nhiều vấn đề khiến cửa hàng ở 189 Hoàng Cầu phải đóng cửa. Tôi rất buồn và bất ngờ vì mất toàn bộ chi phí đầu tư cũng như tâm huyết xây dựng nên cửa hàng. Sau đó tôi đề nghị dừng hợp tác với chị Liên vì kinh doanh không hiệu quả khiến cho cửa hàng không thể hoạt động tiếp. C Liên không đồng ý và muốn tôi tiếp tục làm tiếp ở 1 cửa hàng khác để xây dựng lại từ đầu. Qua những bất đồng tại cửa hàng ở 189 Hoàng Cầu đã xảy ra nên tôi không muốn hợp tác kinh doanh cùng chị Liên nữa. Luật sư cho tôi hỏi tôi muốn dừng hợp tác sau khoảng thời gian 2 tháng làm chung và đề nghị thanh lý vửa hàng chia 50/50 là đúng hay sai? Hay tôi phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền là 200.000.000 cho chị Liên như ý chị mong muốn? Rất mong nhận được câu trả lời công tâm từ LS ! Tôi xin cảm ơn !
2 Luật sư trả lời
Luật
sư trả lời anh/chị như sau:
Về
việc thỏa thuận giữa anh/chị và chị Liên có giá trị pháp lý hay không
Căn
cứ theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có
quy định về hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn
bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Như
vậy, Việc chị Liên góp vốn, thỏa thuận chia doanh thu 50% và cùng tham gia điều
hành là một dạng “hợp đồng hợp tác kinh doanh không lập thành văn bản”. Nếu có
thể chứng minh bằng: Tin nhắn, email; nhân chứng (nhân viên, người giới thiệu…);
hành vi thực tế của các bên (cùng điều hành, cùng chịu chi phí…) thì thỏa thuận
này vẫn có giá trị pháp lý.
Về việc đề nghị thanh lý cửa hàng chia 50/50
Pháp luật không bắt buộc phải duy trì hợp tác nếu mục tiêu không còn đạt được, đặc biệt khi giữa hai bên không thống nhất quan điểm làm việc, hiệu quả suy giảm và phát sinh mâu thuẫn nội bộ.
Việc
chị đề nghị chấm dứt và đề nghị thanh lý 50/50 là hợp lý, vì nó: Phù hợp với
tinh thần ban đầu của việc chị Liên góp 200 triệu và nhận 50% doanh thu. Việc đề nghị ngày của anh/chị Thể hiện thiện
chí chia sẻ dù thiệt hại đang nghiêng về phía anh/chị nhiều hơn (chị đầu tư 1 tỷ
ban đầu, duy trì suốt từ 2023 đến 2025, còn chị Liên mới tham gia 2 tháng).
Về việc chị Liên mong muốn hoàn trả lại toàn bộ số tiền là 200.000.000 đã góp vốn
Anh/chị không có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tiền 200.000.000 đồng này. Trừ khi chị Liên chứng minh được rằng anh/chị có dấu hiệu lừa dối, vi phạm cam kết hoặc tự ý rút lui gây thiệt hại hoặc chị Liên không hề được tham gia gì cả và toàn bộ kế hoạch chưa triển khai.
Nhưng
trong trình bày của chị có nêu:
-
Hai bên đã làm việc cùng nhau thực tế;
-
Chị Liên đã được tham gia điều hành, có quyền hạn và trách nhiệm;
-
Việc kinh doanh không hiệu quả một phần do lỗi của chị Liên: Trong quá trình
làm việc chị Liên không hoàn thành công
việc, thay đổi nhân sự khiến rối loạn cửa hàng và bất đồng quan điểm rất nhiều
khiến cho mọi kế hoạch không còn theo như ban đầu.
Như vậy, từ lời trình bày của anh/chị nêu trên có thể thấy chị Liên không có quyền yêu cầu hoàn trả toàn bộ vốn góp, vì nguyên tắc trong hợp tác kinh doanh là: "Các bên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi, cùng chịu rủi ro".
Trong trường hợp này, để được tư vấn cụ thể hơn thì anh/chị cần liên hệ trực tiếp với luật sư qua số điện thoại 0914.431.086.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 0914.431.086
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào
bạn,
Theo
thông tin bạn cung cấp, tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Việc chị Liên góp vốn, thỏa thuận chia doanh thu 50% và cùng tham gia điều hành là một dạng hợp đồng hợp tác.
Bộ
luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác và nội dung của hợp đồng hợp tác như
sau:
1.
Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng
góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng
chịu trách nhiệm.
2.
Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.”
“Điều 505. Nội dung của hợp đồng hợp tác
Hợp
đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1.
Mục đích, thời hạn hợp tác;
2.
Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3.
Tài sản đóng góp, nếu có;
4.
Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5.
Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6.
Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7.
Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8.
Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
9.
Điều kiện chấm dứt hợp tác.”
Như
vậy, theo quy định trên thì hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản và có các
nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 505 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo
thông tin bạn cung cấp, tất cả thoả thuận đều được 2 bên trao đổi và nhất trí bằng
lời nói không có hợp đồng kí kết, tôi đang hiểu rằng giữa bạn và chị Liên chưa ký
kết hợp đồng bằng văn bản trên giấy.
Tuy
nhiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về hình thức của
giao dịch dân sự như sau:
“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1.
Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể.
Giao
dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn
bản.”
Như
vậy, nếu bạn và chị Liên có trao đổi qua phương tiện điện tử dưới hình thức
thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì vẫn được
coi là giao dịch bằng văn bản.
Căn
cứ theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Dân sự quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do
không tuân thủ quy định về hình thức như sau:
“Điều
129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao
dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ
trường hợp sau đây:
1.
Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản
không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.”
Theo
đó, nếu giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng
văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất
hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên,
Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Như
vậy, trong trường hợp giữa bạn và chị Liên chỉ thỏa thuận miệng mà không có văn
bản giấy hoặc văn bản điện tử (khoản 1 Điều 119 BLDS năm 2015) thì việc thỏa
thuận giữa bạn và chị Liên không có giá trị pháp lý.
Hậu
quả của pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định
tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường
hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”
Nếu
cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công
ty Luật TNHH T2H
Địa
chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP
Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội
Tel:
02422429900 – 0989656682
E-mail:
huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân
trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư