Tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là gì? cụ thể như thế nào?
Tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Mai Tiến Dũng. Luật sư Mai Tiến Dũng là Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Practical Law - Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội. Luật sư Mai Tiến Dũng còn là Đấu giá viên, Quản tài viên, chuyên viên Thừa phát lại, Chuyên viên công chứng, Phóng viên của Tạp chí Người cao tuổi, Chuyên gia môi giới bất động sản cao cấp.
Ngày 01/01/2018, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 bắt đầu có hiệu lực. Đây là văn bản pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến nguyên tắc, nội dung cũng như nguồn lực hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp như thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa là vấn đề mà nhiều tổ chức quan tâm.
1. Tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.”
Để làm rõ hơn các tiêu chí trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP với nội dung tại Chương II hướng dẫn về việc xác định như thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
>> Xem thêm: Top 10 Luật sư Doanh nghiệp nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Về tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa:
Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định tiêu chí doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa được xác định như sau:
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
>> Xem thêm: Danh bạ 900+ Luật sư tư vấn luật Doanh nghiệp toàn quốc.
3. Về xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Điều 7 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.
4. Về xác định số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Theo Điều 8 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp.
5. Về xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Điều 9 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
6. Về xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Theo Điều 10 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
7. Về xác định và kê khai doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Điều 11 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.
Trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng nội dung hỗ trợ.
Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.
Như vậy, để xác định quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định thì cần căn cứ vào các quy định như nêu trên.
Nếu cần tư vấn về luật kinh tế, bạn có thể liên hệ Luật sư Mai Tiến Dũng theo thông tin sau:
- Công ty Luật TNHH Practical Law
- Điện thoại: 0913 506 527
- Trụ sở chính: Tầng 14, toà nhà ZenTower- số 12 đường Khuất Duy Tiến, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội
- Chi nhánh tại TP Đà Lạt: số D5 khu quy hoạch Bà Triệu, Phường 4 ,Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
- Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: tầng 10, Toà nhà Pax Sky, 51 Nguyễn Cư Trinh, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 , Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh tại Nha Trang-Khánh Hoà: Số 11A đường A2 Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
HỎI: THÀNH LẬP CÔNG TY MÔ HÌNH NÀO? VÀ TÀI SẢN GÓP VỐN CÓ PHÙ HỢP?
Chào Luật sư,
Tôi muốn được tư vấn về vấn đề sau:
Ông A là dược sĩ đã nghỉ hưu 5 năm và hiện nay đang sinh sống cùng con cháu ở huyện X, tỉnh Y. Trong quá trình công tác, ông A đã được trao tặng nhiều bằng khen, danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước cho những đóng góp của ông đối với y học nước nhà. Vốn có ước mơ khởi nghiệp từ trẻ nhưng vì bận cống hiến cho nước nhà nên chưa thực hiện được, ông A mới lên kế hoạch thành lập doanh nghiệp chuyên kinh doanh thực phẩm chức năng bằng số vốn 500 triệu đồng ông dành dụm được. Ông A dự kiến sẽ kinh doanh các sản phẩm chức năng ngoại nhập, nổi tiếng thế giới như Noway và Halflife. Em họ của ông A là ông Đỗ Xuân B, hiện đang giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Y.
Do quá trình công tác có nhiều sai sót, nhiều lần bị kỷ luật nên cơ quan đã sắp xếp cho ông B hai năm nữa sẽ về hưu. Chán nản chuyện cơ quan, ông B thường xuyên lui đến nhà ông A ăn nhậu nên biết được kế hoạch kinh doanh của ông A. Ông B bèn ngỏ ý muốn góp 300 triệu đồng để kinh doanh cùng ông A. B góp vốn để cùng hợp tác kinh doanh với tham vọng sẽ mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình ra toàn quốc trong vòng 5 năm tới, vì vậy, thành lập công ty TNHH 2 thành viên được không? Khi đang trao đổi với luật sư, ông A bất ngờ nhận được cuộc điện thoại từ con trai mình là anh C. Theo đó, vợ của anh C đã nói với anh C là ông A định đem tiền dành dụm đi kinh doanh. Anh C sợ ảnh hưởng tới phần thừa kế của mình nên can ngăn ông A. Ông A đành hứa hẹn với anh C là sẽ không dùng số tiền dành dụm được để kinh doanh. Tuy nhiên, ông A còn một căn nhà thuộc sở hữu riêng của ông mà không ai biết. Ông A đã hỏi luật sư liệu ông có thể đem căn nhà này góp vốn thành lập công ty được không?
Luật sư NGUYÊN SƠN TRUNG giải đáp về vấn đề mô hình thành lập công ty và tài sản góp vốn như sau:
Chào bạn!
Đây là một vấn đề phức tạp vì liên quan đến nhiều quan hệ pháp luật và để hiểu rõ chúng ta sẽ cùng nhau xử lý từng mối quan hệ pháp luật mới làm rõ được vấn đề.
Vấn đề thứ nhất: Việc ông A đã nghỉ hưu 5 năm thì ông A hoàn toàn có quyền thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực công tác có những quy định riêng của nghành là cấm kinh doanh nghành nghề mà mình đã từng công tác ( nhất là làm ở những vị trí quản lý) trong một thời gian nhất định nhưng theo tôi được biết thì thường không quá 5 năm.
Vấn đề thứ 2: Ông B hiện đang là công chức lại là phó giám đốc sở nên Ông B không thể đứng ra thành lập hoặc góp vốn( cổ phần đối với công ty cổ phần ) để thành lập công ty TNHH 1 thành viên trở lên ( hoặc là cổ đông sáng lập của công ty cổ phần).
Vấn đề thứ 3: C không có quyền gì trong việc can ngăn ông A trong vấn đề ông A đem tiền dành dụm ra kinh doanh vì đó là tài sản của Ông A trừ khi vợ Ông A đã chết mà chưa khai nhận di sản thừa kế và C đã khởi kiện vụ án chia di sản thừa kế đồng thời phải có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp của tòa án có thẩm quyền về việc Cấm Ông A sử dụng số tiền dành dụm đó ( việc này rất khó xảy ra trên thực tế) để thành lập công ty.
Vấn đề thứ tư : Việc căn nhà là tài sản riêng của ông A ( về mặt pháp lý) thì Ông A hoàn toàn có quyền góp vốn đê thành lập công ty theo quy định chung của pháp luật mà không có bất cứ hạn chế nào.
Luật sư Nguyễn Sơn Trung.
Chào Luật sư,
Em đang muốn mở công ty về du lịch, hoạt động kinh doanh thẻ nghỉ dưỡng. Em đang muốn tư vấn thêm về hình thức kinh doanh để có thể soạn lên hợp đồng mua bán phù hợp với sản phẩm.
Em xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng.
Luật sư VÕ TÂM tư vấn về giấy tờ mở công ty như sau:
Xin chào bạn Hùng,
Cám ơn bạn đã đặt câu hởi với Luật sư. dựa trên câu hỏi bạn đặt ra, Luật sư chưa hiểu rõ lắm mục tiêu câu hỏi bạn cần giải đáp là gì? là về ngành nghề kinh doanh nên đăng ký thêm hay là loại hình doanh nghiệp?
Vì bạn đề cập đến việc "hình thức kinh doanh để có thể soạn lên hợp đồng mua bán phù hợp với sản phẩm" do đó Luật sư xin mạo muội giả định rằng bạn đang hỏi về Loại hình doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định pháp luật về Doanh nghiệp hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước
-Doanh nghiệp tư nhân
-Công ty Cổ phần
-Công ty TNHH Một Thành viên
-Công ty TNHH Hai thành viên trở lên ,
-Công ty Hợp danh.
Theo tính chất câu hỏi của bạn, Luậ sư cho rằng mô hình Công ty TNHH Một thành viên hoặc, Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì phù hợp với doanh nghiệp start-up như bạn đang mong muốn.
về Công ty TNHH Một thành viên:
Theo quy định tại điều 74 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Ưu điểm: Bạn là Chủ duy nhất nên rất linh hoạt và chủ động trong mọi hoạt động của doanh nghiệp bao gồm việc Quản trị lẫn chiến lược kinh doanh, lẫn tự chịu trách nhiệm (hữu hạn) mọi mặt.
Nhược điểm: Đôi khi bạn sẽ bế tắc trong việc huy động vốn; Không có sự chia sẻ rủi ro và trách nhiêm; Thiếu sự tham chiếu và nguồn lực hỗ trợ về quản trị và Chiến lược kinh doanh ...
Về Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Theo quy định tại điều 46 Luật doanh nghiệp 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty có thể giảm hoặc tăng vốn điều lệ.
Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.
Ưu điểm: Đây sẽ là mô hình phù hợp nhất nếu bạn thành lập doanh nghiệp có sự hùn hạp với người khác. Có sự chia sẻ rủi ro, chia sẻ trách nhiệm; có sự hỗ trợ về vốn; có sự tham chiếu và nguồn lực hỗ trờ về quản trị và chiến lược ...
Nhược điểm: Đôi khi có sự bất đồng ý kiến về nhiêu vấn đề của doanh nghiệp, bao gồm cả sự lựa chon đối tác khách hàng; tranh chấp dễ nảy sinh dẫn đên việc làm xấu đi mối quan hệ nội bộ thành viên nếu không có sự quản trị và hợp tác tốt;...
Trở lại câu hỏi của bạn, Luật sư gợi ý mô hình Công ty TNHH một Thành viên hoăc Công ty TNHH hai Thành viên trở lên thì phù hợp cho doanh nghiệp mới start-up, việc soạn thảo Hợp đồng mua bán phù hợp sản phẩm thì dù là loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH (Một hoặc hai Thành viên trở lên) hoặc Công ty Cổ phần , hay Doanh nghiệp tư nhân ...thì đều dễ dàng và không có gì khó khăn, vấn đề là mô hình quản trị nội bộ của Doanh nghiêp (theo Điều lệ doanh nghiệp/ Sự ủy quyền ...) mà thôi.
Hy vọng rằng câu trả lời hưu ích cho điều bạn đang băn khoăn. Mọi thắc mắc thêm hoặc yêu cầu trả lời theo ý khác (vì câu hỏi của bạn không rõ ràng lắm) thì cơ thể liên hệ trực tiếp Luật sư Tâm Võ theo SĐT: 0903662009.
Trân trọng
Luật sư Võ Tâm.
HỎI: DOANH NGHIỆP CÓ ĐƯỢC MUA ĐẤT Ở TỈNH KHÁC KHÔNG?
Chào các luật sư.Hiện nay em có 1 công ty ở Bình Dương làm về sản xuất đồ điện và em có nhu cầu mở thêm 1 công ty ở Bình Dương nữa để tiện quản lí các thứ, nhưng sản xuất nông nghiệp cụ thể là trồng, sấy, xuất khẩu cà phê. Công ty muốn mua đất ở Tây Nguyên để trồng cà phê. Luật sư cho em hỏi là công ty thành lập ở Bình Dương thì có thể mua đất ở tỉnh khác hay không,có giá trị hay được công nhận ở tỉnh thành khác hay không?Hay chỉ có thể mua đất ở Bình Dương và được công nhận ở Bình Dương? Em xin cảm ơn
1. Luật sư Dương Hoài Vân tư vấn thắc mắc doanh nghiệp có được mua đất ở tỉnh khác không:
Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Công ty được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật, có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đương nhiên có thể tiến hành mua đất trên toàn phạm vi lãnh thổ Việt Nam trừ một số khu vực không được phép chuyển nhượng theo quy định pháp luật.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./
Luật sư Dương Hoài Vân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
Luật sư Dương Hoài Vân.
2. Luật sư Phạm Đức Huy tư vấn thắc mắc doanh nghiệp có được mua đất ở tỉnh khác không:
Chào bạn!
Hiện nay không có quy định hạn chế về lãnh thổ đối với doanh nghiệp thuê đất, được giao đất, nhận chuyển nhưởng đất để sản xuất nông nghiệp.
Luật sư Phạm Đức Huy.
3. Luật sư Nguyễn Quang Trung tư vấn thắc mắc doanh nghiệp có được mua đất ở tỉnh khác không:
Chào bạn,
Đầu tiên Công ty Luật TLT xin gửi lời chào trân trọng đến bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi.
Về câu hỏi của bạn, Chúng tôi xin có chia sẻ như sau:
Câu hỏi của bạn đặt ra khá chung, chưa đủ thông tin, tài liệu làm cơ sở để chúng tôi có thể đưa ra ý kiến tư vấn chính xác nhất.
Doanh nghiệp được phép thực hiện dự án đầu tư trên phạm vi cả nước, theo đó được thực hiện các thủ tục giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trừ các khu vực, địa bàn hoặc loại đất không được nhận chuyển nhượng theo quy định pháp luật.
Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ để bảo vệ tốt nhất và có lợi nhất quyền lợi chính đáng của bạn.
Bạn có thể liên hệ Luật sư TLT theo thông tin sau:
- Luật sư Nguyễn Quang Trung – 0862667736
- Giám đốc Công ty Luật TNHH TLT
- www.tltlegal.com
Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Quang Trung.
TIN LIÊN QUAN
Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Lĩnh vực Thành lập doanh nghiệp
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư