Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được ban hành ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016 là văn bản hiện hành quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Hiệu lực Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Theo Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, hiệu lực Bộ luật Tố tụng hình sự được quy định như sau:
- Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Cơ cấu Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bao gồm 9 phần, 36 chương, quy định các vấn đề chính như sau:
1.Phần thứ nhất: Những quy định chung
- Chương I: Phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ, hiệu lực của Bộ luật Tố tụng hình sự
- Chương II: Những nguyên tắc cơ bản
- Chương III: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Chương IV: Người tham gia tố tụng
- Chương V: Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
- Chương VI: Chứng minh và chứng cứ
- Chương VII: Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
- Mục 1: Biện pháp ngăn chặn
- Mục 2: Biện pháp cưỡng chế
- Chương VIII: Hồ sơ vụ án, văn bản tố tụng, thời hạn và chi phí tố tụng
2. Phần thứ hai: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự
- Chương IX: Khởi tố vụ án hình sự
- Chương X: Những quy định chung về điều tra vụ án hình sự
- Chương XI: Khởi tố bị can và hỏi cung bị can
- Chương XII: Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng
- Chương XIII: Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
- Chương XIV: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra
- Chương XV: Giám định và định giá tài sản
- Chương XVI: Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Chương XVII: Tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra
3. Phần thứ ba: Truy tố
- Chương XVIII: Những quy định chung
- Chương XIX: Quyết định việc truy tố bị can
4. Phần thứ tư: Xét xử vụ án hình sự
- Chương XX: Những quy định chung
- Chương XXI: Xét xử sơ thẩm
- Mục 1: Thẩm quyền của Tòa án các cấp
- Mục 2: Chuẩn bị xét xử
- Mục 3: Quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa
- Mục 4: Thủ tục bắt đầu phiên tòa
- Mục 5: Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa
- Mục 6: Nghị án và tuyên án
- Chương XXII: Xét xử phúc thẩm
- Mục 1: Tính chất của xét xử phúc thẩm và quyền kháng cáo, kháng nghị
- Mục 2: Thủ tục xét xử phúc thẩm
5. Phần thứ năm: Một số quy định về thi hành bản án, quyết định của Tòa án
- Chương XXIII: Bản án, quyết định được thi hành ngay và thẩm quyền ra quyết định thi hành án
- Chương XXIV: Một số thủ tục về thi hành án tử hình, xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích
6. Phần thứ sáu: Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Chương XXV: Thủ tục giám đốc thẩm
- Chương XXVI: Thủ tục tái thẩm
- Chương XXVII: Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm pháp Tòa án nhân dân tối cao
7. Phần thứ bảy: Thủ tục đặc biệt
- Chương XXVIII: Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi
- Chương XXIX: Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân
- Chương XXX: Thủ tục áp dụng biệt pháp bắt buộc chữa bệnh
- Chương XXXI: Thủ tục rút gọn
- Chương XXXII: Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự
- Chương XXXIII: Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
- Chương XXXIV: Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác
8. Phần thứ tám: Hợp tác quốc tế
- Chương XXXV: Những quy định chung
- Chương XXXVI: Một số hoạt động hợp tác quốc tế
9. Phần thứ chín: Điều khoản thi hành
Trên đây là những nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành - Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
QUỐC HỘI Luật số:
101/2015/QH13 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
BỘ LUẬT
TỐ TỤNG
HÌNH SỰ
Căn cứ
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Bộ
luật tố tụng hình sự,
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương I
PHẠM VI
ĐIỀU CHỈNH, NHIỆM VỤ, HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Bộ
luật tố
tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận,
giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số
thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người
tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình
sự.
Điều 2. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự
Bộ
luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công
minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để
lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục
mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Điều 3. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự
1.
Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.
Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên
tắc có đi có lại.
Trường
hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc
lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định
của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó
không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con
đường ngoại giao.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1.
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a)
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
b)
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và
người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
c)
Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động
tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
d)
Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông
tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát
hiện.
đ)
Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
e)
Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ
vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,
anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột, cháu ruột.
g)
Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án hình sự.
h)
Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về
hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
i)
Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra
trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
k)
Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành
điều tra, truy tố hoặc xét xử.
l)
Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người
bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố,
xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.
m)
Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba
tư thế, in dấu vân hai ngón tay trỏ của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và
lưu giữ.
n)
Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tất cả các
ngón tay của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
o)
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục
do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp
của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách
quan, toàn diện của vụ án.
2. Trong Bộ
luật này, những từ ngữ dưới đây được gọi như sau:
a)
Cơ quan điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp
huyện.
b)
Cơ quan điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là
Cơ quan điều tra cấp tỉnh.
c)
Cơ quan điều tra quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Cơ quan điều
tra quân sự cấp quân khu.
d)
Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân
dân cấp huyện.
đ)
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
e)
Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Viện kiểm sát
quân sự cấp quân khu.
g)
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện.
h)
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án
nhân dân cấp tỉnh.
i)
Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Tòa án quân sự cấp quân
khu.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm
1.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp
phòng ngừa tội phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong
việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Cơ
quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và
thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra
trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; kiến nghị và gửi tài liệu có
liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội.
Thủ
trưởng cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hoặc cung
cấp thông tin sai sự thật về hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong
lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
2.
Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội
phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
3.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để cơ quan
nhà nước, tổ chức và cá nhân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
4.
Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo
điều kiện để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
5.
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát
hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu, đồ vật có
liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án
hình sự.
6.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
Điều 6.
Phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội
1.
Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu, kiến
nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
2. Cơ quan,
tổ chức hữu quan phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến
nghị, cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu
cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Chương II
NHỮNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Điều 7. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
Mọi
hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
Điều 8. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân
Khi
tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền
và lợi ích
hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp
pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay
đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần
thiết.
Điều 9. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
Tố
tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và
địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.
Mọi
pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và
thành phần kinh tế.
Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Mọi
người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết
định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp
phạm tội quả tang.
Việc
giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải
theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình
hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe
của con người.
Điều 11. Bảo hộ tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của
pháp nhân
Mọi
người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, tài sản.
Mọi
hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài
sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý
theo pháp luật.
Công
dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
Điều 12. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín của cá nhân
Không
ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức
trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.
Việc
khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ
liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực
hiện theo quy định của Bộ luật này.
Điều 13. Suy đoán vô tội
Người
bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật.
Khi
không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Điều 14. Không ai bị kết án hai lần vì một
tội phạm
Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật
hình sự quy định là tội phạm.
Điều 15. Xác định sự thật của vụ án
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không
buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để
xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ
chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị
buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ
luật sư hoặc người khác bào chữa.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị
hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ
theo quy định của Bộ luật này.
Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng
Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của
pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.
Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người
trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Điều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm,
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy
định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ
và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
Điều 19. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động
điều tra
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt
động điều tra theo quy định của Bộ luật này.
Mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự
thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính
xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định
vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên
nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải
quyết vụ án.
Điều 20. Trách nhiệm thực hành quyền công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội,
phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội,
pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp
thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp
nhân phạm tội, không làm oan người vô tội.
Điều 21. Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người
phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người
chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô
tư trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Điều 22. Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm
tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.
Điều 23. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc
xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc
xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Điều 24. Tòa án xét xử tập thể
Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa
số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.
Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật
định, bảo đảm công bằng.
Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có
quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc
biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người
dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự
thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Điều 26. Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Bạn vẫn còn thắc mắc? Hơn 400 Luật sư chuyên về Hình sự trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí ban đầu.
Lĩnh vực Hình sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư