MẪU ĐƠN BẢO LÃNH CHO BỊ CAN TẠI NGOẠI
Bài viết được tư vấn chuyên môn & chia sẻ kinh nghiệm thực tế bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân.
LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn.
Tội phạm hình sự là loại tội phạm rất nguy hiểm cho xã hội. Thông thường, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giam bị can để thực hiện các công tác điều tra, tránh trường hợp người này bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tiếp tục hành vi phạm tội hay xóa dấu vết phạm tội. Chính vì thế, quy định về tạm giam, tạm giữ đối với bị can, bị cáo được xem là biện pháp ngăn chặn hữu hiệu trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Vậy bị can khi bị tạm giam có được xin tại ngoại hay không? Mẫu đơn xin bảo lãnh được trình bày như thế nào? Để giải đáp vấn đề trên, iLAW xin gửi đến các bạn bài viết hoàn toàn MIỄN PHÍ sau đây. Với những thông tin mà iLAW cung cấp về vấn đề pháp lý, trình tự và thủ tục xin bảo lãnh bị can tại ngoại,... hy vọng có thể giải đáp phần nào những thắc mắc, băn khoăn của các bạn xoay quanh câu chuyện trên!
1. Bị can, khái niệm bảo lãnh
Thuật ngữ “bị can” được sử dụng lần đầu tiên tại Sắc lệnh số 13 ngày 24.1.1946 về tổ chức tòa án và các ngạch thẩm phán và trong nhiều văn bản pháp luật tố tụng hình sự khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, “Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự”. Như vậy, một người chỉ có thể bị khởi tố với tư cách là bị can trong vụ án hình sự khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội; không ai có thể bị coi là bị can nếu không có quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền.
Quy định về quyền của bị can được ghi nhận tại khoản 2 Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Bảo lãnh là một trong những biện pháp ngăn chặn thay thế cho việc tạm giam bao gồm bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn việc xuất cảnh quy định tại khoản 1 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
2. Điều kiện bảo lãnh cho bị can tại ngoại
Thông thường, một người khi có quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giam để thực hiện các công tác điều tra, tránh trường hợp người này bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tiếp tục hành vi phạm tội hay xóa dấu vết phạm tội. Căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân người phạm tội mà cơ quan chức năng có thể xem xét để không phải tạm giam người này hoặc cho bảo lãnh tại ngoại. Vì vậy, bị can muốn được bảo lãnh tại ngoại thì phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí sau:
- Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội: Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm theo 04 loại tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng). Thông thường, có quan có thẩm quyền sẽ xem xét cho tại ngoại đối với trường hợp ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với tội phạm xâm phạm đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội,... dù ít nghiêm trọng nhưng vẫn không được tại ngoại.
- Người đứng ra nhận bảo lãnh:
Cơ quan, tổ chức muốn thực hiện bảo lãnh đối với người là thành viên của cơ quan, tổ chức mình thì phải có giấy xác nhận bảo lĩnh của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và đồng thời có giấy cam đoan không để người này bỏ trốn, hay phạm tội mới trong thời gian được tại ngoại.
Trường hợp bên nhận bảo lãnh là cá nhân thì phải có ít nhất 02 người bảo lãnh đảm bảo đủ các điều kiện: Là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi hình sự đầy đủ; Nhân thân được thể hiện trong lý lịch cá nhân và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan tốt; Có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh; Có nguồn thu nhập ổn định; Đảm bảo các điều kiện về việc quản lý bị can, bị cáo trong quá trình bảo lãnh.
3. Mẫu đơn bảo lãnh cho bị can tại ngoại
Mẫu đơn bảo lãnh cho bị can tại ngoại là mẫu đơn nhằm bảo đảm cho người bị truy tố trách nhiệm hình sự được tại ngoại trong quá trình điều tra.
Mẫu đơn bảo lãnh cho bị can tại ngoại bao gồm các thông tin đầy đủ của bị can và bên bảo lãnh được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét.
Thẩm quyền ra quyết định bảo lãnh bao gồm:
- Trong cơ quan điều tra: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Đối với trường hợp này thì quyết định bảo lĩnh phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
- Trong Viện kiểm sát: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.
- Tại Tòa án: Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Hình ảnh mẫu đơn bảo lãnh cho bị can tại ngoại
4. Trình tự, thủ tục bảo lãnh
Về thủ tục bảo lãnh:
Người thực hiện thủ tục bảo lĩnh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Giấy cam đoan của người bảo lãnh: nếu là cơ quan phải có xác nhận của người đứng đầu cơ quan đó.
- Giấy cam đoan của bị can đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ như sau: không tiếp tục phạm tội hoặc không bỏ trốn khỏi nơi cư trú; có mặt đúng thời gian, địa điểm theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng; không được thực hiện các hành vi nhất định.
Về trình tự bảo lãnh:
- Bước 1: Người bảo lãnh và bị can, bị cáo viết giấy cam đoan, trong trường hợp cần phải xác nhận thông tin thì tiến hành các bước xác nhận.
- Bước 2: Nộp giấy cam đoan này cho cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét điều kiện của người bảo lãnh và bị can, bị cáo, nếu đủ điều kiện thì ra quyết định bảo lãnh.
- Bước 4: Nhận giấy quyết định bảo lãnh tại nơi đang tạm giam bị can, bị cáo để được tại ngoại.
5. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015;
Sau đây, mời các bạn tham khảo mẫu đơn bảo lãnh cho bị can tại ngoại nhé!
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……….., ngày ……tháng……..năm…….
ĐƠN XIN BẢO LÃNH CHO BỊ CAN ĐANG BỊ GIAM GIỮ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠI NGOẠI
Kính
gửi: |
- Trưởng Công an Quận … |
Tôi (Tổ chức) bảo lĩnh: ..........................................................................................................
Nghề nghiệp:............................................................................................................................
Trú tại:.......................................................................................................................................
Chúng tôi là (quan hệ) với …................................(tên người bị bắt, ngày tháng năm sinh)
Nêu lý do bị bắt:.......................................................................................................................
Hiện đang tạm giam/tạm giữ ở đâu:......................................................................................
Nay gia đình tôi làm đơn này kính gửi tới Cơ quan điều tra xin được bảo lĩnh cho …................ được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ Tạm giam sang hình thức Tại ngoại vì một số lý do sau:
Trình bày một số lý do: Nhân thân, sức khỏe, vi phạm lần đầu hay không, là lao động chính….....................
Gia đình/Tổ chức chúng tôi xin cam kết sau khi …....................................được tại ngoại sẽ:
- Cam đoan không cho …......................đi khỏi nơi cư trú: Giám sát, quản lý mọi hành vi, sinh hoạt của ….......;
- Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục …..................hiểu biết pháp luật và khai báo thành khẩn.;
- Đảm bảo …...........…sẽ có mặt theo đúng thời gian, địa điểm ghi tron giấy triệu tập mà các cơ quan chức năng ấn định, chấp hành đầy đủ những quy định về tố tụng của pháp luật.
Gia đình/Tổ chức chúng tôi cũng xin cam kết với cơ quan công an là sẽ quản lý, giám sát .................. thường xuyên. Nếu sai chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và trách nhiệm trước pháp luật.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ!
Gia
đình ký (Cơ quan, tổ chức bảo lĩnh)
Lĩnh vực Hình sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư