Cách xử lý giải thể doanh nghiệp kết quả nhất
Thưa luật sư.
Vào năm 2015, tôi thành lập mở công ty. Trong quá trình hoạt động có nhờ một bạn dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng cho doanh nghiệp. Sau một năm hoạt đông, doanh nghiệp mở ra gặp khó khăn về tài chính và phát triển. Tôi định giải thể công ty để tích góp thêm về kiến thức và thiếu hỏng kinh nghiệm điều hành và phát triển doanh nghiệp của tôi.
Lúc đó, tôi có nói với bạn dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng nhờ hướng dẫn cho doanh nghiệp dùm tình hình không tiếp tục được nữa thì bạn ấy chia sẻ có 2 cách:
1) Là ngưng hoạt động sau một năm mở lại cty thì không mất thời gian làm gpkd
2) Nếu không xác định tiếp tục thì giải thể doanh nghiệp.
Sau khi phân tích, tôi đưa ra quyết định tạm ngưng 1 năm rồi hoạt động lại. Sau 1 tuần, tôi lại nghĩ nếu mở lại doanh nghiệp thì cần rất nhiều yếu tố, với 1 năm nếu không có đầy đủ các yếu tố cần mà mở doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không phát triển được nên tôi gọi điện thoại cho bạn dịch vụ báo cáo thuế cho doanh nghiệp hàng tháng nhờ giải thể cho doanh nghiệp luôn.
Tôi có giao một số tiền để giải thể doanh nghiệp theo yêu cầu của bạn ấy. Sau 1 tháng tôi có gọi lại cho bạn đó thì bạn nói doanh nghiệp đã xong. Xong tôi cứ nghĩ vậy là mình không nghĩ đến doanh nghiệp nữa, tập trung học và nâng cao nhiều kiến thức.
Vô tình tôi có nghe cuộc nói chuyện của 2 người trường hợp gần giống tôi, mở ra doanh nghiệp khi giải thể thì phải bàn giao con dấu và giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp lại cho nhà nước, lúc này tôi nhớ lại 2 thứ đó đang còn nằm ở tôi. Nên tôi gọi điện thoại lại cho bạn nhận trách nhiệm giải thể cho doanh nghiệp tôi, nhưng bạn ấy không nghe máy, nhắn tin không trả lời. Nên tôi gọi trực tiếp cho công ty dịch vụ mà bạn ấy làm trong quá trình nhận báo cáo thuế hàng tháng cho doanh nghiệp bên tôi thì biết người đó đã nghỉ việc.
Tôi có trình bày tình hình của tôi. Thì bên công ty dịch vụ đó mới kiểm tra về doanh nghiệp của tôi thì nói. Công ty tôi chỉ mới tạm ngưng, chưa giải thể. 3 tháng không báo cáo thuế từ tháng 6 - tháng 9. Nay muốn giải thể thì phải đống thuế môn bài, nộp thêm 3 tháng báo cáo thuế nữa, làm thủ tục gì nữa là đóng phí 9-11 triệu. Tôi thì không rành về kế toán và giải thể doanh nghiệp như thế nào. Doanh nghiệp cứ nghĩ xong nhưng sau 1 năm phát sinh ra tình hình thế này nên rất lo lắng. Mong luật sư giúp tôi làm sao để giải thể được doanh nghiệp ạ?
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP
Thủ Tục Thành Lập Công Ty TNHH năm 2020
2 Luật sư trả lời
Chào bạn Nguyễn Thị Thúy Hài!
Luật sư Dương Văn Mai, Công ty Luật Bách Dương, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời cho bạn như sau:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền tạm dừng hoạt động hoặc giải thể theo quyết định của doanh nghiệp cụ thể:
Về việc giải thể doanh nghiệp
Điều 201, Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Điều 202 Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Việc giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 201 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác.
6. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
8. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Về việc tạm ngừng hoạt động quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Đối với trường hợp tạm ngừng hoạt động thì kết thúc thời gian tạm ngừng doanh nghiệp có quyền khôi phục hoạt động. Với trường hợp giải thể doanh nghiệp thì khi hoàn tất thủ tục giải thể tên doanh nghiệp sẽ bị xóa khỏi hệ thống quản lý của cơ quan chức năng.
Đối với các khoản chi phí bạn nêu có thể đó là chi phí cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp cho công ty của bạn việc này hoạt động dịch vụ của đơn vị đó nên bạn có thể thỏa thuận. Đối với các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp bạn còn nợ Nhà nước thì khi giải thể bạn cũng phải thực hiện là bắt buộc không thể thỏa thuận được.
Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với các luật sư để được tư vấn, giúp đỡ.
Luật sư Dương Văn Mai.
Về câu hỏi của bạn, Luật sư tư vấn như sau:
1. Hồ sơ cần chuẩn bị:
-Thông báo về việc giải thể doanh nghiêp.
- Quyết định về việc giải thể doanh nghiệp.
-Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội.
-Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi của người lao động được giải quyết.
-Xác nhận của Ngân hàng nơi công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản và không nợ bất kì tài khoản ngân hàng, tổ chức cá nhân nào.
-Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.
-Thông báo của cơ quan Thuế về việc đã đóng mã số thuế.
-Giấy xác nhận của cơ quan Công aǹ về doanh nghiêp đã nộp, hủy con dấu theo quy định.
-Bản gốc giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh.
-Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải th̉ể tŕonǵ đó có cam kết về việc đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm nợ thuế. giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động.
-Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì nộp kèm theo hồ sơ giải thể chi nhánh, VPĐD
2. Trình tự các bước thực hiện thủ tục giải thể công ty:
Bước 1:
Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.
Trong hạn 10 ngày kể từ ngày làm việc kể từ ngày được thông qua, quyết định giải thể được gửi tới cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.
Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ, số nợ, thời hạn, địa điểm, phương thức thanh toán số nợ đó, cách thức và phương án giải quyết của chủ nợ.
Bước 2: Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toan thuế và đóng mã số thuế.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dặt trụ sở chính.
Bước 4: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan công an. Sau khi trả dấu, doanh nghiệp nộp văn bản của cơ quan công an xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc trả dấu cho cơ quan đăng kí kinh doanh. Kèm theo văn bản này, doanh nghiệp phải nộp bản báo cáo hoàn tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng kí kinh doanh ra thông báo xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng kí kinh doanh.
Trên đây là tư vấn của Luật sư trên cơ sở thông tin bạn cung cấp. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư để được tư vấn cụ thể hơn.
Trân trọng!
Luật sư Nguyễn Đức Biên.
Luật sư Nguyễn Đức Biên.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư