Hợp đồng lao động
E muốn hỏi là cty không ký họp đồng lao động k đóng bảo hiểm cho nv thì có bị phạt k ạ
3 Luật sư trả lời
Luật sư trả lời anh/chị như sau:
Theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP, việc công ty không ký hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm cho nhân viên sẽ bị phạt tiền như sau:
Phạt tiền đối với hành vi không ký hợp đồng lao động:
+ Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
+ Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
+ Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.
+ Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm cho nhân viên:
Công ty có thể bị phạt lên tới 75 triệu đồng theo quy định pháp luật.
Ngoài ra công ty còn phải đóng thêm khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng bảo hiểm cho người lao động.
=> Do đó, việc công ty không ký hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt tuỳ theo mức độ vi phạm.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về pháp luật, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 0914.431.086
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào
bạn,
Cảm
ơn câu hỏi của bạn, tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
-
Về việc không ký hợp đồng lao động:
Theo
Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“
…
Điều
14 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
“1.
Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người
lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.
Hợp
đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông
điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp
đồng lao động bằng văn bản.
2.
Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời
hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1
Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
Có
thể thấy pháp luật quy định trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người
sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trường hợp
thuê nhân viên từ 1 tháng trở lên thì công ty phải ký hợp đồng lao động bằng
văn bản.
Như
vậy, trường hợp công ty không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với nhân viên
đang làm việc cho mình từ 1 tháng trở lên hoặc không giao kết hợp đồng bằng lời
nói với nhân viên làm việc cho mình dưới 01 tháng là đang vi phạm quy định về
giao kết hợp đồng lao động.
Khi
vi phạm lỗi này, công ty sẽ bị xử phạt hành chính và buộc thực hiện các biện
pháp khắc phục.
Căn
cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm
quy định về giao kết hợp đồng lao động. Theo đó, mức phạt đối với người sử
dụng lao động có hành vi không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao
động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên được quy định như sau:
+ Phạt tiền từ 2 triệu đồng - 5 triệu đồng: vi phạm
từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Phạt tiền từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng: vi phạm từ
11 người đến 50 người lao động;
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 15 triệu đồng: vi
phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Phạt tiền từ 15 triệu đồng - 20 triệu đồng: vi
phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Phạt tiền từ 20 triệu đồng - 25 triệu đồng: vi
phạm từ 301 người lao động trở lên.
Tuy
nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp là các tổ chức theo quy
định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì sẽ chịu phạt gấp 02 lần mức
phạt nêu trên.
Ngoài
ra, người sử dụng lao động còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục là phải
giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động.(khoản 3 Điều 9 Nghị
định 12/2022/NĐ-CP)
-
Về việc không đóng bảo hiểm cho nhân viên:
Căn
cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
bao gồm:
-
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động
xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ;
-
Người lao động làm việc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng
đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động
với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp
luật về lao động;
-
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03
tháng;
-
Cán bộ, công chức, viên chức;
-
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức
cơ yếu;
-
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an
nhân dân;
-
Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
-
Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân
phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng
sinh hoạt phí;
-
Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định;
-
Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền
lương;
-
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
-
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép
lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp.
Căn
cứ khoản 1, khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị
nghiêm cấm:
“1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2.
Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
...”
Căn
cứ khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định xử lý vi phạm pháp luật
về bảo hiểm xã hội:
“...
3.
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều
17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa
đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền
lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước
liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo
yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà
nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp
số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo
hiểm xã hội.”
Theo
quy định trên, công ty không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở
lên thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn
cứ khoản 6, khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành
vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:
“...
6.
Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa
không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự.
...
10.
Biện pháp khắc phục hậu quả
a)
Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định
tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b)
Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư
quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời
gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện
thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho
bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động
để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo
lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước
công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với
những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở
lên.”
Theo
đó, người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động
nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 18% đến 20%
tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm bị lập biên bản.
Ngoài
ra, buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội và nộp khoản tiền
bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền
kề.
Trường
hợp người sử dụng lao động không thực hiện thì ngân hàng, tổ chức tín dụng
khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử
dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi
không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước.
Mức
phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm
thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
(Quy định tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Nếu
cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công
ty Luật TNHH T2H
Địa
chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP
Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội
Tel:
02422429900 – 0989656682
E-mail:
huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân
trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
Chào bạn! Liên quan tới vấn đề bạn đang thắc mắc Luật sư 24H HCMC trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
Trường hợp cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp và chi tiết hơn:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư