Đất đai
Kính chào luật sư! Tôi muốn hỏi hai vấn đề sau: 1. Bà tôi có mảnh đất 500m2, bà làm giấy cho chú tôi 300m2 đất vào năm 2003, có xác nhận của xã, năm đó chưa có sổ đỏ, nên năm 2004 bà tôi làm sổ đỏ đứng tên bà tôi 500m2 đó (nghĩa là bà tôi không cho nữa). Vậy tờ giấy bà tôi cho chú đất năm 2003 còn hợp lệ không ạ? 2. Nếu trong trường hợp trên là chú tôi làm giả giấy bà tôi cho chú ấy, thì xử lý thế nào?
3 Luật sư trả lời
Luật sư tư vấn vấn đề của bạn như sau:
Thứ nhất, về hiệu lực của Giấy tặng, cho quyền sử dụng đất:
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại khoản 2 mục II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
“II. VỀ THỪA KẾ, TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau ngày 15/10/1993
a) Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a.1) Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;
a.2) Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;
a.3) Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
a.4) Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003;
a.5) Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
a.6) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
b) Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.3 mục 2 này.
b.1) Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này
b.2) Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nhưng sau đó đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.
b.3) Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố… và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và hủy phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.”
Như vậy, để được công nhận là hợp đồng có hiệu lực thì trong Giấy tặng, cho đất cần phải có đầy đủ các điều kiện theo quy định từ điểm a.1 đến a.6, tiểu mục 2.3, mục 2.
Theo như bạn trình bày, mảnh đất đó đến năm 2004 mới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên của bà bạn, như vậy, tại thời điểm tặng cho đất Giấy tặng, cho đã không đủ điều kiện tại điểm a.4.
Đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng Giấy tặng, cho đất đã được chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã nên đã đảm bảo được về mặt hình thức của Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Do đó, Giấy tặng, cho quyền sử dụng đất đã có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm được xác nhận, chỉ là thiếu một bước làm thủ tục với cơ quan nhà nước.
Vậy nên, chú của bạn vẫn có thể làm đơn yêu cầu tòa án công nhận Giấy tặng, cho đất trên có hiệu lực theo quy định tại điểm b.1 tiểu mục 2.3 mục 2 và thực hiện các thủ tục liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất.
Thứ 2, về tội làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan nhà nước:
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
“Điều 28. Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, cấp Giấy chứng nhận mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Như vậy, tùy theo mức độ phạm tội mà người làm giả giấy tờ có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định nêu trên.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về pháp luật, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn, Luật sư của Chân Thiện
Mỹ tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về hiệu lực của giấy tặng cho đất
Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 1995
quy định về hợp đồng tặng cho bất động sản như sau:
“1- Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của
Công chứng nhà nước hoặc có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và
phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật
bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2- Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký;
nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì hợp đồng tặng cho có
hiệu lực kể từ thời điểm nhận tài sản.”
Một trong những điều kiện để có
hiệu lực hợp đồng tặng cho bất động sản là phải đảm bảo về mặt hình thức đó là
phải lập thành văn bản có công chứng và chứng thực của Ủy ban nhân dân. Như vậy,
về mặt hình thức thì giấy tặng cho mà bà của bạn cho chú đã đảm bảo về mặt hình
thức. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng tặng cho có hiệu lực cần phải
đáp ứng một số điều kiện khác như:
1- Người tham gia giao dịch có
năng lực hành vi dân sự;
2- Mục đích và nội dung của giao
dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
3- Người tham gia giao dịch hoàn
toàn tự nguyện;
(Điều 131 Bộ luật Dân sự năm
1995).
Thứ hai, về làm giả giấy tờ tặng cho
Về chế tài xử phạt, hành vi giả mạo
giấy tờ nhằm chiếm đoạt tài sản của bà bạn có dấu hiệu cấu thành tội “Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo
đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mọi vướng mắc hoặc cần sự hỗ
trợ bạn có thể liên hệ với Luật sư của Chân Thiện Mỹ qua những phương thức sau:
Liên hệ qua Hotline hoặc
Zalo: 0917 333 769 - Luật sư Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc Công ty Luật Chân Thiện
Mỹ
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
1/ Số 94 Nguyễn Hữu Tiến, phường
Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Số 1/8A Quang Trung, thị
trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (đối diện Tòa án nhân dân
huyện Hóc Môn)
Liên hệ qua Email: lsnguyentrunghieu@gmail.com
Website: Công ty Luật Chân
Thiện Mỹ - https://luatchanthienmy.com/
Luật sư Nguyễn Trung Hiếu.
Chào bạn, Luật sư của Chân Thiện
Mỹ tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về hiệu lực của giấy tặng cho đất
Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 1995
quy định về hợp đồng tặng cho bất động sản như sau:
“1- Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của
Công chứng nhà nước hoặc có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và
phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật
bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2- Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký;
nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì hợp đồng tặng cho có
hiệu lực kể từ thời điểm nhận tài sản.”
Một trong những điều kiện để có
hiệu lực hợp đồng tặng cho bất động sản là phải đảm bảo về mặt hình thức đó là
phải lập thành văn bản có công chứng và chứng thực của Ủy ban nhân dân. Như vậy,
về mặt hình thức thì giấy tặng cho mà bà của bạn cho chú đã đảm bảo về mặt hình
thức. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng tặng cho có hiệu lực cần phải
đáp ứng một số điều kiện khác như:
1- Người tham gia giao dịch có
năng lực hành vi dân sự;
2- Mục đích và nội dung của giao
dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
3- Người tham gia giao dịch hoàn
toàn tự nguyện;
(Điều 131 Bộ luật Dân sự năm
1995).
Thứ hai, về làm giả giấy tờ tặng cho
Về chế tài xử phạt, hành vi giả mạo
giấy tờ nhằm chiếm đoạt tài sản của bà bạn có dấu hiệu cấu thành tội “Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo
đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mọi vướng mắc hoặc cần sự hỗ
trợ bạn có thể liên hệ với Luật sư của Chân Thiện Mỹ qua những phương thức sau:
Liên hệ qua Hotline hoặc
Zalo: 0917 333 769 - Luật sư Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc Công ty Luật Chân Thiện
Mỹ
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
1/ Số 94 Nguyễn Hữu Tiến, phường
Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Số 1/8A Quang Trung, thị
trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (đối diện Tòa án nhân dân
huyện Hóc Môn)
Liên hệ qua Email: lsnguyentrunghieu@gmail.com
Website: Công ty Luật Chân
Thiện Mỹ - https://luatchanthienmy.com/
Luật sư Nguyễn Trung Hiếu.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư