Điều kiện kết hôn
Tôi và anh ấy đang rối xem có đủ điều kiện kết hôn không. Vì 2 nhà đã có quan hệ thông gia trước đó. Bác tư tôi (anh trai ba tôi) và bà tám của anh ấy(là em gái bà nội anh ấy) là vợ chồng với nhau. Thì trên thực tế chúng tôi có kết hôn với nhau được không.
3 Luật sư trả lời
Luật
sư trả lời chị như sau:
Căn
cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, điều kiện kết hôn được quy định như sau:
1.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a)
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c)
Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Căn
cứ theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về trường hợp
bị cấm kết hôn, bao gồm:
"Kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa
người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với
con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng."
Trong trường hợp của anh/chị, việc Bác tư chị (anh trai ba chị) và bà tám của anh ấy (là em gái bà nội anh ấy) là vợ chồng với nhau, cả hai không có quan hệ huyết thống với nhau, đây là quan hệ thông gia giữa hai nhà, không phải quan hệ máu mủ trực hệ. Vậy nên việc này không ảnh hưởng gì đến việc kết hôn của anh/chị và anh/chị được phép kết hôn với nhau nếu đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về pháp luật, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 0914.431.086
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho VPLS Triển Luật, đối
với câu hỏi của bạn, VPLS
Triển Luật giải đáp như sau:
Những
người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị,
em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em
con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba theo khoản 18 Điều 3
Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện
theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở
kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người
cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng
là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng
với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì
mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính
thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia
đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi
khác nhằm mục đích trục lợi.
...
Theo đó, những người có họ trong phạm vi ba đời là những
người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ,
cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con
bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Hành vi kết hôn giữa những người có họ trong phạm
vi ba đời là một trong những hành vi bị cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và
gia đình theo quy định cụ thể trên.
Phân tích quan hệ huyết thống:
Bạn cung cấp như sau:
- Bác tư của bạn = anh trai của ba bạn (tức là đời thứ 1 so với bạn).
- Bà tám của anh ấy = em gái của bà nội anh ấy → cùng đời với bà nội
(tức là đời thứ 1 so với anh ấy)
- Hai người đó là vợ chồng với nhau, tức là hai bên gia đình đã có mối
quan hệ thông gia (không phải huyết thống trực hệ).
Như vậy bạn và anh ấy không có huyết thống trực hệ,
cũng không thuộc phạm vi ba đời huyết thống, mà chỉ là con cháu của hai bên
thông gia, nên không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo luật.
Bạn và anh ấy hoàn toàn đủ điều kiện để kết hôn theo
quy định của pháp luật hiện hành. Mối quan hệ thông gia giữa hai bên gia đình
không làm phát sinh quan hệ huyết thống hay bị cấm kết hôn.
Trên đây là nội dung tư vấn của
Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề mà bạn yêu cầu. Nếu còn vướng mắc hoặc cần
hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi
theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số
điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ
thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Chào bạn! Liên quan tới vấn đề bạn đang thắc mắc Luật sư 24H HCMC trả lời như sau:
Pháp luật nghiêm cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Trong đó:
- Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Bạn và anh ấy không thuộc trường hợp này.
- Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Bác tư của bạn và bà tám của anh ấy là vợ chồng, không phải là những người cùng một gốc sinh ra. Do đó, bạn và anh ấy cũng không phải là những người có họ trong phạm vi ba đời.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và bạn trai có thể kết hôn với nhau.
Trường hợp cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp và chi tiết hơn:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư