Doanh nghiệp
Tháng 11/2021, ông Hưng, ông Hùng và bà Hoa góp vốn thành lập Công ty cổ phần Hoa Hồng. Trong đó, ông Hưng sở hữu 40.000 cổ phần, tương ứng với 40% vốn điều lệ công ty, ông Hùng và bà Hoa mỗi người sở hữu 30.000 cổ phần, tương ứng với 30% vốn điều lệ công ty. Công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, môi giới bất động sản. Các cổ đông cũng thống nhất ông Hưng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty. Đồng thời, điều lệ công ty cũng quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty. Sau một thời gian kinh doanh, do khác biệt về đường lối kinh doanh, ông Hưng muốn giải thể doanh nghiệp và rút lui khỏi công ty. Ông Hưng đã hai lần triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông nhưng ông Hùng và bà Hoa đều vắng mặt không lý do. Đến lần triệu tập họp thứ 3, hai cổ đông trên vẫn tiếp tục không tham dự. Ông Hưng với tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ra quyết định giải thể Công ty Thịnh Phát. Quyết định giải thể công ty trên có hiệu lực không? (biết số lượng cổ đông công ty không thay đổi so với thời điểm thành lập công ty)
1 Luật sư trả lời
Chào bạn, Câu hỏi của bạn liên quan đến hiệu lực của quyết định giải thể công ty.
Tôi xin có ý kiến tham vấn và các quy định liên quan như sau:
Vì bạn chỉ nói là: Ông Hưng với tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ra quyết định giải thể Công ty Thịnh Phát, nhưng không nói là quyết định nhân danh ai, là Hội đồng quản trị hay Đại hội đồng cổ đông nên chúng tôi sẽ đề cập chung đến cả 2 loại quyết định này sơ lược cả về nội dung và hình thức. Theo Luật Doanh nghiệp 2020
Điều 156. Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
với quy định trên, trước tiên Chủ tịch Hội đồng quản trị được quyền triệu tập và làm chủ tọa cuộc họp của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.
Điều 157. Cuộc họp Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Điều 138. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
l) Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 145. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Điều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
Đối chiếu với tình huống thực tế để bạn xác nhận nếu bạn cần hỗ trợ trả lời thêm hay xử lý tranh chấp nội bộ. Mời liên hệ trực tiếp với luật sư hoặc đặt thêm các câu hỏi khác đến chương trình tư vấn trực tuyến ILaw.
Cảm ơn.
Luật sư Tô Hồng Thế.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư