Hợp đồng góp vốn kinh doanh
Kính thưa luật sư,
Gia đình em có mua một máy xúc để làm được một năm rồi. Hiện tại có một anh bạn của chồng em muốn góp vốn với gia đình em để cùng làm các tài sản tại thời điểm hiện tại được định giá như sau.
Nhà em có: 1 máy xúc kobeco 400 triệu. Nhà bạn em có: 1 xe phọc kéo máy và một giàn xích cao su 100 triệu.
Như vậy cùng góp vốn nhà anh bạn kia sẽ đưa lại cho gia đình em 150 triệu em muốn khi giao tiền 2 gia đình sẽ làm một hợp đồng góp vốn cho chặt chẽ mà ko biết hợp đông cần soạn như thế nào.
Kính mong luật sư tư vấn giúp e một mẫu hợp đồng phù hợp.Chân thành cảm ơn!
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Dịch vụ pháp lý trọn gói: TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP
4 Luật sư trả lời
Chào Phan Hằng, với băn khoăn của bạn, tôi có câu trả lời gợi ý như sau:
Thứ nhất về việc góp vốn để kinh doanh làm ăn:
Hai gia đình, hai bạn sau khi góp vốn có định thành lập tổ chức kinh doanh không (tức thành lập công ty). Nếu thành lập công ty thì hợp đồng góp vốn ban đầu bạn soạn dưới góc độ khác, đơn giản hơn. vì, Sau khi thành lập công ty thì trên giấy chứng nhận thành lập công ty (hiện tại là giấy chứng nhận doanh nghiệp) đã ghi nhận cụ thể phần vốn góp của mỗi người. (bạn và bạn của bạn). Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người sẽ tính trong phạm vi, tỷ lệ vốn góp được ghi nhận trong giấy chứng nhận đó. (Theo quy định trong Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn liên quan).
Thứ hai, hai bạn thực hiện việc góp vốn kinh doanh nhưng không thành lập tổ chức kinh tế (công ty) như trên. thì hợp đồng hợp tác của hai bạn sẽ chú ý soạn chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức, và hoạt động của hai bạn cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ yếu dựa trên hợp đồng này. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Bộ luật dân sự 2015.
Bạn lưu ý một vài điểm với hợp đồng trong trường hợp này:
Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Nội dung của hợp đồng hợp tác: Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.
Trân trọng.
Luật sư Tô Hồng Thế.
Luật sư Tô Hồng Thế.
Chào bạn Phan Thị Hằng, vấn đề của bạn luật sư tư vấn như sau:
Hợp đồng hợp tác được quy định tại Bộ luật dân sự 2015:
\"Mục 8. HỢP ĐỒNG HỢP TÁC
Điều 504. Hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Điều 505. Nội dung của hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.
Điều 506. Tài sản chung của các thành viên hợp tác
1. Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.
2. Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
Điều 507. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác
1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
3. Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
4. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều 508. Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
1. Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Giao dịch dân sự do chủ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.
Điều 509. Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác
Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
Điều 510. Rút khỏi hợp đồng hợp tác
1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Điều 511. Gia nhập hợp đồng hợp tác
Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
Điều 512. Chấm dứt hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
c) Mục đích hợp tác đã đạt được;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật này.
Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\"
Bạn có thể tham khảo những quy định trên để soạn hợp đồng phù hợp. Nếu còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp để được giải đáp.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường
Luật sư Dương Thị Hường.
Đối với câu hỏi của bạn, Luật sư tư vấn như sau:
Trong trường hợp này, hai bên sẽ ký hợp đồng hợp tác, trong đó các bên thỏa thuận một số điều khoản như: số tiền vốn góp của các bên, quyền và nghĩa vụ của các bên, điều khoản phân chia lợi nhuận, cách thức xử lý tài sản góp vốn sau khi kết thúc hợp tác, điều khoản xử lý tranh chấp khi hai bên xảy ra tranh chấp.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của luật sư!
Nếu bạn cần luật sư soạn thảo hợp đồng thì bạn có thể liên hệ trực tiếp và cung cấp thông tin cụ thể để luật sư hỗ trợ soạn thảo hợp đồng giúp bạn!
Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Đức Biên.
Luật sư Nguyễn Đức Biên.
Chào bạn Phan Thị Hằng!
Luật sư Dương Văn Mai, Công ty Luật Bách Dương, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời trường hợp của bạn như sau:
Với thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn đã có một tài sản là 400 triệu người đang muốn hợp tác với gia đình bạn có một tài sản là 100 triệu đồng, khi hợp tác họ sẽ thanh toán cho gia đình bạn số tiền là 150 triệu đồng như vậy có thể hiểu gia đình bạn và người đó đã thỏa thuận hợp tác trên cơ sở mỗi bên góp 50% số vốn? Có lẽ việc chia lợi nhuận cũng được thực hiện theo tỷ lệ này?
Việc lập hợp đồng, văn bản hoặc không lập là do hai bên tuy nhiên theo Luật sư để việc hợp tác này được lâu dài, rõ ràng quyền và nghĩa vụ của hai bên thì nên lập văn bản ghi nhận nội dung này để tránh xảy ra những tranh chấp không mong muốn.
Đó là nội dung cơ bản luật sư có thể tư vấn cho bạn, nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp với luật sư để được tư vấn, giúp đỡ./.
Luật sư Dương Văn Mai.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư