Muốn tranh quyền nuôi con
2 Luật sư trả lời
Theo như câu hỏi chị Trần Hải Yến đưa ra không đề cập rõ em trai của chị đã ly hôn hay chưa ly hôn.
Vì vậy, Luật sư sẽ tư vấn theo trường hợp hai người vẫn còn duy trì mối quan hệ hôn nhân
Vấn đề thứ nhất: Hai người chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng nên bé gái này được xác định là con chung của vợ chồng em trai chị.
- Về cơ sở pháp lý, theo Điều 69, Điều 71 Khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
- Vì vậy, em trai chị hoàn toàn có quyền nuôi dưỡng bé gái là con chung của hai người. Việc người vợ bắt trộm con đi và ngăn cấm không cho em trai chị và gia đình chị gặp và nuôi dưỡng bé gái là vi phạm nghiêm trọng pháp luật hôn nhân và gia đình. Gia đình chị có thể tiến hành thương lượng với người vợ để giành quyền nuôi con. Nếu việc thương lượng không thành, em trai chị có thể kiện ra Tòa án để đòi quyền nuôi con. Tòa án sẽ xem xét hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của hai vợ chồng, nếu đúng như bé gái thường xuyên bị nhịn đói và bị nhốt ở nhà một mình khi ở cùng với mẹ thì Tòa án có thể ra quyết định giao quyền nuôi con cho gia đình em trai chị nuôi dưỡng do người vợ không đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.
Vấn đề thứ hai: Người vợ có hành vi vi phạm pháp luật phòng chống bạo lực gia đình, cụ thể:
Theo Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định: “Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;là vi phạm pháp luật phòng chống bạo lực gia đình”.
Từ hai vấn đề đã trình bày ở trên, em trai chị có quyền đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi con theo Điều 56 Khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Trân trọng!
Luật sư Dương Khánh Linh.
Luật sư Dương Khánh Linh.
Đối với câu hỏi của bạn luật sư tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn không có đề cấp thông tin về em trai của bạn, nên mình tư vấn như sau:
Căn cứ vào Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, trong trường hợp này, em trai bạn nên yêu cầu ly hôn với người vợ đó, đồng thời thỏa thuận với người vợ về việc em trai bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con, trong trường hợp người vợ kia không đồng ý thì em trai bạn yêu cầu tòa quyết định việc em trai bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con và trong trường hợp này để tòa chấp nhận yêu cầu đó thì em trai bạn phải đưa ra những căn cứ về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con như thu nhập, chỗ ở và các điều kiện về giáo dục con.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của luật sư! Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Đức Biên
Luật sư Nguyễn Đức Biên.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư