Tư vấn phân chia tài sản sau hôn nhân
Nhà tôi có 4 người, gồm ba mẹ, tôi và em trai (đã trên 18 tuổi). Gần đây mẹ tôi phát hiện ba tôi ngoại tình, bà đã khuyên can ông nhưng không những ông không nghe mà còn thách thức ngược lại đòi ly hôn và chia tài sản. Hiện chừ căn nhà tôi đang ở, mẹ tôi phải chăm sóc cho bà nội tôi, vợ tôi và 2 con tôi còn đang sống tại đó. Ba tôi đi làm ngày nghỉ ngày và đang sống trong căn nhà của bà nội tôi. Hiện chừ tài sản nhà tối gồm căn nhà tôi đang ở đứng tên Chủ hộ:*tên ba tôi*, một miếng đất đứng tên ba và mẹ tôi cùng một ít tiền mặt. Mảnh đất đó ba mẹ tôi dự định sẽ sang tên cho tôi để ra riêng nhưng dạo gần đây nghe lời nhân tình ba tôi trở mặt. Mẹ tôi muốn giữ lại tài sản để cho các con nên còn chần chừ chưa đưa ra được quyết định. Bà bị ông xúc phạm danh dự nên chuyện quay lại là không thể. Vậy các luật sư cho tôi hỏi làm thế nào để chia tài sản được nhiều nhất để lo cho cuộc sống của ba mẹ con tôi.
3 Luật sư trả lời
Luật sư trả lời anh như sau:
Trong trường hợp này, cần xác định rõ đâu là tài sản riêng và tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của cha mẹ anh:
+ Căn nhà đứng tên chủ hộ là tên của ba anh. Đây cũng có thể được tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, trừ khi chứng minh đây là tài sản riêng.
+ Một miếng đất đứng tên ba và mẹ (Tài sản chung).
+ Một ít tiền mặt, chỉ được xem là tài sản riêng khi được tặng cho hoặc được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân.
“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
Do đó, để có lợi hơn trong việc phân chia tài sản cho mẹ anh thì cần chuẩn bị như sau:
- Bằng chứng ba anh ngoại tình. Đây được xem là một trong những vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ, chồng trong hôn nhân.
- Chứng minh công sức đóng góp và hoàn cảnh thực tế của mẹ anh.
- Chứng minh về việc mẹ anh là người trực tiếp chăm sóc bà nội, các con và cháu nhỏ.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 0914.431.086
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn, về vấn đề bạn đặt ra như trên, chúng tôi có một
số ý kiến tư vấn như sau:
Về
nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn, căn cứ
theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như
sau:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài
sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của
vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu
không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa
án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều
60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo
thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương
ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64
của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được
chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ,
chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào
việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng
trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi
bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục
lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm
quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được
chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị;
bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng
thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc
quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản
chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn
lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài
sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản
đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì
phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào yêu cầu của các bên khi ly
hôn để làm căn cứ phân chia tài sản chung. Nếu một bên có yêu cầu cụ thể, một
bên không thì Tòa án sẽ giải quyết theo yêu cầu cụ thể của một bên trừ trường
hợp xét thấy cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bà mẹ, trẻ em. Do vậy khi
làm đơn ly hôn, mẹ bạn cần đưa ra yêu cầu chi tiết cho Tòa án. Trường hợp không
có yêu cầu cụ thể hoặc yêu cầu của vợ chồng đối lập nhau thì Tòa án sẽ căn cứ
theo quy định pháp luật giải quyết.
Trong trường hợp nếu cha, mẹ bạn ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, tuy nhiên bạn có thể cung cấp cho Tòa án những chứng cứ có lợi cho mẹ bạn như: hoàn cảnh của mẹ bạn, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mẹ bạn vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này để yêu cầu chia phần hơn và cũng cấp thông tin người có lỗi dẫn đến ly hôn như ngoại tình, v.v. để Tòa án có thể xem xét quyết định mức sở hữu tài sản nhỏ hơn so với người còn lại.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Chào bạn, Luật sư Chân Thiện Mỹ tư vấn
cho bạn như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1.
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền
sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng,
trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được
thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
...”
Trước khi xác định việc chia tài sản
sau li hôn thì cần xem xét các tài sản hiện có của gia đình bạn có được tạo lập
trong thời kỳ hôn nhân hay không? Nếu tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì cho dù
ba bạn đứng tên chủ sở hữu, chủ sử dụng
tài sản là nhà đất thì vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời, nếu thửa đất đất hình thành từ công
sức của vợ chồng hoặc được tặng cho chung thì đều là tài sản chung của vợ chồng.
Vì vậy, theo quy định pháp luật,
khi ly
hôn thì các tài sản chung
sẽ được chia đều cho hai bên.
Tuy nhiên,
theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nguyên tắc
giải quyết tài sản của vợ chồng sau li hôn như sau:
“...2. Tài sản chung của vợ chồng được
chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a)
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b)
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối
tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có
thu nhập;
c)
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp
để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d)
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng...”
Theo quy định nêu trên và đối với trường hợp của bạn thì việc
phân chia tài sản chung sau hôn nhân có thể căn cứ vào
công sức đóng góp của các bên và lỗi của mỗi bên trong
vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng
(ngoại tình). Do đó, việc ba bạn ngoại tình có thể là căn cứ để chia tài sản theo
theo hướng có lợi cho mẹ bạn,
và nếu ba hoặc mẹ của bạn có công sức đóng nhiều hơn thì có thể được chia theo
tỷ lệ cao hơn. Ngoài ra, căn cứ vào hoàn cảnh gia đình sau ly hôn thì mẹ bạn
còn phải nuôi bà nội thì việc bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần
tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm
duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của
gia đình và của vợ, chồng.
Mọi vướng mắc hoặc cần sự hỗ
trợ bạn có thể liên hệ với Luật sư của Chân Thiện Mỹ qua những phương thức sau:
Liên hệ qua Hotline hoặc
Zalo: 0917 333 769 - Luật sư Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc Công ty Luật Chân Thiện
Mỹ
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
1/ Số 94 Nguyễn Hữu Tiến, phường
Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Số 1/8A Quang Trung, thị
trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (đối diện Tòa án nhân dân
huyện Hóc Môn)
Liên hệ qua Email: lsnguyentrunghieu@gmail.com
Website: Công ty Luật Chân
Thiện Mỹ - https://luatchanthienmy.com/
Luật sư Nguyễn Trung Hiếu.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư