Nợ lương nhân viên
Xin cho hỏi luật sư : Công ty tôi hiện tại đang tạm thời đóng cửa và thay đổi GĐ,với giám đốc trước tôi và một đồng nghiệp cùng làm và bị nợ lại lương,trên các giấy tờ hồ sơ công ty báo cáo thuế,tài chính chúng tôi đều đã ký vào nhận lương,nhưng thực tế chúng tôi chưa nhận được,Mà GĐ cũ hẹn sau khi đòi các khoản nợ của công ty về trả cho chúng tôi,nhưng chưa đòi được nợ thì chúng tôi phải làm sao,ngoài ra chúng tôi cũng tự ý nghỉ việc,không thông báo bằng văn ban hay thư từ,vậy chúng tôi có đòi được lương hay không? Xin cảm ơn!
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP
Thủ Tục Thành Lập Công Ty TNHH năm 2020
Hợp đồng chuyển giao công nghệ
2 Luật sư trả lời
Đối với câu hỏi của bạn! luật sư tư vấn như sau:
Trong trường hợp hợp này, nếu phía công ty không trả lương cho bạn, thì bạn có quyền khởi kiện ra tòa án yêu cầu chi trả số tiền lương đó, tuy nhiên thì theo quy định của bộ luật lao động thì tranh chấp liên quan đến vấn đề tiền lương phải thông qua thủ tục hòa giải viên lao động, thì mới đủ điều kiện để tòa thụ lý và giải quyết. Do đó, trong trường hợp này, nếu bạn muốn khởi kiện ra tòa thì bạn phải làm thủ tục hòa giải. Hơn nữa, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã ký vào các giấy tờ thể hiện việc bạn đã nhận lương, nên việc bạn đòi lại số tiền này là vô cùng khó khăn bởi bạn phải có những chứng cứ chứng minh việc công ty nợ lương. Vì vạy, trong trường hợp này cách giải quyết tốt nhất là bạn nên thỏa thuận với công ty.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của luật sư!
Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Đức Biên.
Luật sư Nguyễn Đức Biên.
Chào bạn! Trường hợp của bạn, Luật sư tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 96 của Bộ Luật lao động 2012 thì việc trả lương được thực hiện theo nguyên tắc:
- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
- Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Việc công ty không trả lương đúng hạn và nợ lương là đã vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
\"Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
[...] 3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.\"
Vì vậy trong trường hợp trên, người lao động có thể khiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động để được giải quyết.
Nếu vẫn chưa được trả lương thì bạn làm đơn xin hòa giải gửi lên phòng Lao động và Xã hội để thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở. Sau khi tiến hành hòa giải tại cơ sở mà không thanh bạn có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa án.
Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện, hoặc đến Tòa án nơi bạn cư trú. Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết; (điểm đ khoản 1 Điều 40).
Tuy nhiên như bạn cung cấp trên các hồ sơ công ty báo cáo thuế tài chính các bạn đã kí vào nhận lương dù trên thực tế chưa được nhận. Thì việc chứng minh các bạn chưa được công ty trả lương sẽ rất khó khăn. Bạn có thể cung cấp Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác liên quan để chứng minh nếu có để xác nhận việc chưa được nhận lương và việc kí vào giấy tờ chỉ là do công ty hứa hẹn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về trường hợp của bạn.
Nếu còn điều gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp để được giải đáp.
Trân trọng!
Luật sư Trần Xuân Thành.
Luật sư Trần Xuân Thành.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư