Thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam từ nước ngoài
5 Luật sư trả lời
Chào bạn, căn cứ vào thông
tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
1. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi
thành lập công ty
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ
đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào điều lệ công ty. Vốn pháp định là
mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với
từng ngành, nghề.
Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối
thiểu khi thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp
định). Tuy nhiên, vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của
doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Vì thế nếu để quá thấp sẽ làm giảm niềm
tin với khách hàng, đối tác trong kinh doanh. Còn nếu để mức vốn điều lệ cao
thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và nguy cơ rủi ro cũng
cao nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với các khách hàng, đối tác hơn, đặc biệt
là trong các hoạt động đấu thầu. Do đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính và quy
mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký mức vốn điều lệ phù
hợp với khả năng của mình.
Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng
ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Quá thời hạn quy định và vẫn không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30
ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi
vốn điều lệ.
Vốn điều lệ quyết
định mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Nộp
3.000.000 đồng/năm
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở
xuống: Nộp 2.000.000 đồng/năm
2. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành
lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường
hợp sau:
- Tổ chức không có tư cách pháp
nhân;
- Người chưa đủ 18 tuổi; không có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh
nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo
quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân
đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ
quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ
trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử
làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh
nghiệp khác;
- Người đang chấp hành hình phạt tù
hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định
của pháp luật về phá sản.
3. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật
- Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp (đã
nêu tại mục 2. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp); người đại
diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
- Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công
ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật của
công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc,
Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng
ký.
- Nếu doanh nghiệp thuê người đại
diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ
nhiệm.
- Công ty TNHH, công ty cổ phần có
thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
4. Điều kiện về tên công ty
Tên công ty phải
bao gồm 2 yếu tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp được viết
là: Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) , công ty cổ phần (Công ty
CP) , công ty hợp doanh (Công ty HD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN);
- Tên riêng được viết bằng các chữ
cái trong bảng tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại
trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và phải
được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do
doanh nghiệp phát hành. Nếu không gắn tên doanh nghiệp theo quy định sẽ bị
xử phạt từ 5 triệu - 10 triệu đồng theo quy định tại điều 34 Nghị định
50/2016 hoặc có thể bị đóng MST.
Khi đặt tên doanh
nghiệp, phải tuân thủ 3 không:
- Không được đặt tên trùng hoặc gây
nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn
quốc;
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi
phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân
tộc;
- Không sử dụng cụm từ trong các cơ
quan đoàn thể của nhà nước để đặt tên cho công ty mình.
5. Điều kiện về trụ sở chính của công ty
Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và điều 6
Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp phải
đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được
xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư
điện tử (nếu có);
- Địa chỉ cần phải xác định rõ số
nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn,
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Ví dụ: Trụ sở
chính của Anpha tại địa chỉ: 144/17 Đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Không đặt trụ sở công ty tại địa
chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.
Ngoài ra, tùy thuộc từng ngành nghề đặc thù như sản xuất, chế biến, nuôi trồng,...thì pháp luật còn có những quy định khác bạn có thể liên hệ Anpha để được hỗ trợ chi tiết.
6. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
- Doanh nghiệp được quyền đăng ký
kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó
phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định
cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành. Bạn có thể tra cứu hệ thống
ngành nghề kinh tế được các doanh nghiệp đăng ký tại đây.
- Còn đối với những ngành, nghề có
điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng
ngành nghề theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tra cứu danh mục ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ
lục IV của Luật Đầu tư 2020.
Lưu ý rằng bạn chỉ được kinh doanh, xuất hóa
đơn những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp có thay đổi, bổ sung ngành nghề phải làm thủ tục thông báo với Sở Kế
hoạch & Đầu tư trong vòng 10 ngày kể từ ngày thay đổi nếu không sẽ bị xử
phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU KIỆN RIÊNG ĐỐI VỚI
TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Ngoài việc phải tuân thủ và đáp ứng các điều
kiện chung ở trên, đối với từng loại hình doanh nghiệp còn phải đảm bảo thỏa
mãn các điều kiện sau:
- Điều
kiện để thành lập công ty cổ phần: Bắt buộc phải
có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
- Điều
kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên: Bắt buộc chỉ
có 1 cá nhân/ tổ chức là chủ sở hữu (người đứng ra thành lập công
ty). Chủ sở hữu có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công
ty.
- Điều
kiện để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Phải có từ 2 đến 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn
thành lập doanh nghiệp.
- Điều
kiện để thành lập công ty hợp danh:
·
Phải
có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh
dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên
hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
·
Thành
viên hợp danh phải là cá nhân và không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác;
không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp
được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
- Điều
kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân:
·
Chủ
doanh nghiệp tư nhân là cá nhân, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình với hoạt động của doanh nghiệp;
·
Mỗi cá
nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư
nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty
hợp danh;
·
Doanh
nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn
góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn đáp ứng đủ
các điều kiện trên thì bạn có thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM
KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp
luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân
Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./
Luật sư Dương Hoài
Vân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
Luật sư Dương Hoài Vân.
Đầu
tiên Công ty Luật TLT xin gửi lời chào trân trọng đến bạn. Cảm ơn bạn đã tin
tưởng đặt câu hỏi.
Về
câu hỏi của bạn, Chúng tôi xin có chia sẻ như sau:
Bạn có
quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đồng thời là giám đốc, người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp.
Theo quy
định pháp luật, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất
một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Do vậy, bạn có thể thuê người khác làm đại diện theo pháp luật
hoặc có thể ủy quyền cho người khác làm đại diện công ty.
Ngoài ra
trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty bạn có thể ủy quyền cho cá
nhân khác để đại diện công ty thực hiện các công việc khác như thuế.
Điều 12.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh
nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp,
đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa
án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người
đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh
quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty
quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường
hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa
được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật
của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba;
tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với
thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
3.
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư
trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại
Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản
cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải
chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
4.
Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy
quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
a)
Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
b)
Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện
theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại
công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản
trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp.
5.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một
người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà
không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành
biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt
buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị
cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
6.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá
nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy
cứu trách nhiệm bình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp
hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục
bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm
người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội
đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
7.
Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người
đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Điều 85. Đại diện của
pháp nhân
Đại
diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy
quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại
Chương IX Phần này.
Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ để bảo vệ tốt
nhất và có lợi nhất quyền lợi chính đáng của bạn.
Bạn có thể liên hệ Luật sư TLT
theo thông tin sau:
-
Luật sư Nguyễn Quang Trung – 0862667736
-
Giám đốc Công ty Luật TNHH TLT
-
www.tltlegal.com
Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Quang Trung.
Chào bạn!
Bạn muốn thành lập doanh nghiệp
tại Việt Nam, do đó cần tuân thủ các quy định và thủ tục thành lập doanh nghiệp
theo pháp luật Việt Nam.
Điều 12 Luật Doanh
nghiệp 2020 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
“Điều 12.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư
cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ
phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty
quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại
diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của
từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ
của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công
ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm
quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật
phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất
một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một
người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh
khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam
thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này,
người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ đã ủy quyền.
4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy
định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau
đây:
a) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại
doanh nghiệp;
b) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp
luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công
ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5. Trừ trường hợp quy định
tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện
theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền
cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý
hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế
hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,
bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì
chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác
làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai
thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của
công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang
chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai
nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc
mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị
Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì
thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty
cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo
pháp luật của công ty.
7. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo
quy định của pháp luật.”
Do đó, tại khoản 3 Điều
luật trên quy định doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện
theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp khi vắng mặt tại Việt Nam phải ủy
quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và
nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp bạn muốn tư vấn
chi tiết hơn về thủ tục thành lập và các quy định khác của pháp luật có thể
liên hệ số điện thoại 0938343384 để được tư vấn cụ thể hơn.
Trân trọng!
Luật sư Nguyễn Duy Binh.
Chào bạn,
Nội dung bạn hỏi luật sư trả lời như sau:
Tùy thuộc quy mô hoạt động dự kiến của công ty của bạn và mức độ mà bạn muốn quản lý trực tiếp ở mức độ nào để chọn hình thức hoạt động phù hợp, từ đó với có hình thức điều hành thích ứng;
Về nguyên tắc, bạn là người có quốc tịch VN thì bạn có quyền mở công ty và mở tài khoản ngân hàng tại VN; một số giấy tờ bản cứng cần có chữa ký sống thì bạn phải ký và gửi chuyển phát nhanh về VN để người thân đi giao dịch thay;
Các vấn đề về thuế, hiện nay việc kê khai nộp thuế, quyền toán thuế được thực hiện qua cổng thông tin của Tổng cục thuế và chữ ký số (token), do đó bạn không cần thiết phải có mặt tại VN để thực hiện mà chỉ thông qua bộ phận kế toán, kế toán thì bạn có thể tuyển dụng nhân viên hoặc thuê ngoài tùy như cầu quản lý và quy mô hoạt động của công ty như nêu ở trên;
Việc bạn có thể nhờ người thân ở VN đăng ký giùm hay họ phải đứng tên công ty rồi thuê bạn làm giám đốc là do quan điểm quản lý của từng người, tức là tùy ý mong muốn của bạn; Bạn muốn nhờ người thân đăng ký giùm hay thuê bạn thì tùy quy mô hoạt động và mong muốn quản lý của bạn và người góp vốn nếu có;
Nếu bạn còn lúng túng chưa biết chọn lựa thế nào thì bạn cần nói rõ các hoạt động, quy mô hoạt động, dòng tiền dự kiến,... luật sư sẽ cho bạn biết bạn phải cân nhắc các vấn đề gì về thuế, về nhân sự,... Vậy nên bạn cần trao đổi cụ thể với luật sư để có tư vấn chi tiết hơn.
Luật sư Nguyễn Thanh Hải.
Chào anh!
Anh hoàn toàn có thể trực tiếp đứng tên là người đại diện pháp luật để thành lập doanh nghiệp và hoạt động bình thường.
Về chi tiết anh vui lòng liên hệ sđt 0977761893 (zalo, viber...)
Luật sư Phạm Đức Huy.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư