Chế định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Bài viết đăng tại iLAW bởi Luật sư: Nguyễn Đình Thi
Bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sư và các quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Bồi thường thiệt hại là Hình thức trách nhiệm dân sự
nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù
các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Trách nhiệm
BTTH nhắm tới mục đích quan trọng nhất là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích
vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm. Như vậy, BTTH là chế tài quan trọng
và cơ bản nhất nhằm bảo đảm lợi ích của các bên khi hợp đồng bị vi phạm, tạo ra
khả năng đảm bảo lợi ích một cách tối đa cho mọi bên có liên quan trong quan hệ
hợp đồng. Chính vì thế, chế tài này được áp dụng cho hầu hết các hành vi vi
phạm hợp đồng.
Tuy nhiên,
theo quy định của khoản 3 điều 418 Bộ luật dân sự 2015 có quy định rằng:
3. Các bên có
thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không
phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi
thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận
về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi
phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Theo người
viết – thì với quy định như điều luật trên thì việc Bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng không phải là điều mặc định đương nhiên và là phải do các bên tham
gia hợp đồng thỏa thuận về điều này. Và sau này khi hợp đồng có tranh chấp thì
các bên mới có thể áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại được?
Bàn về vấn
đề này, người viết thấy rằng: Ngay trong bản thân khoản 3 điều 418 này đã tồn tại sự mâu thuẫn.
Cụ thể: Thứ nhất, “các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ
phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại”, điều này có thể hiểu
là khi có thỏa thuận phạt thì quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại vẫn là mặc định,
nếu các bên muốn chỉ áp dụng điều khoản phạt mà không đặt vấn đề bồi thường thiệt
hại thì phải nêu rõ trong thỏa thuận. Thứ
hai, hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường
hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ
chỉ phải chịu phạt vi phạm. Điều này có thể hiểu ngược lại là trong
trường hợp có thỏa thuận phạt thì quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại không còn
là quyền mặc nhiên nữa, nghĩa là nếu các bên vừa muốn phạt hợp đồng, vừa muốn bồi
thường thiệt hại thì phải nói rõ trong hợp đồng. Như vậy đoạn 1 và đoạn 2 của
khoản 3 điều 418 đã có sự mâu thuẫn với nhau.
Vậy, các điều luật khác của Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại như thế nào?
Điều 13. Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ
thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.
Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác.
Theo tinh thần của 02 điều luật trên thì chỉ cần một bên tham gia hợp
đồng mà có hành vi vi phạm hợp đồng thì vấn đề bồi thường thiệt hại là điều
đương nhiên sẽ xảy ra. Nếu bên vi phạm nghĩa vụ không phải bồi thường thì trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định về trường hợp vi
phạm nghĩa vụ như vậy thì không phải bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, chúng ta có thể so sánh với Luật thương mại 2005 tại điều 307
có quy định:
Điều
307. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế
tài bồi thường thiệt hại
1.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2.
Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp
dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật
này có quy định khác.
Nếu hiểu theo tinh thần của điều 307 luật thương mại thì trong trường
hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm chỉ có
quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Có nghĩa là việc bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng là đương nhiên.
Theo người viết, cách tiếp cận việc bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại năm 2005 hợp lý hơn vì nó xác định được đúng bản chất của khái niệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Ý nghĩa của chế tài phạt vi phạm là nhằm mục đích răn đe, trừng phạt nên việc có muốn thực hiện mục đích này không thì phụ thuộc vào ý chí của các bên khi thiết lập hợp đồng. Trong khi ý nghĩa của chế tài bồi thường thiệt hại lại là bù đắp những tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm của bên vi phạm, có thể xem là “quy luật tự nhiên” gây thiệt hại thì phải bồi thường cho những tổn thất mình gây ra. Việc bên bị vi phạm không có câu chữ “bên vi phạm vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại” không có nghĩa họ từ bỏ quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình.
Song với quy định của điều 418 Bộ luật dân sự 2015 thì việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng không cón là điều đương nhiên nữa mà bắt buộc các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng. Với việc điều luật có mâu thuẫn và gây ra nhiều cách hiểu khác nhau như vậy thì theo người viết để tránh những mâu thuẫn về pháp luật và những rủi ro không đáng có nên khi xây dựng hợp đồng dân sự các bên nên thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Lĩnh vực Dân Sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư