iLAW
iLAW
  • Tìm luật sư
    • Bảo hiểm
      • Bảo hiểm nhân thọ
      • Bảo hiểm thất nghiệp
      • Bảo hiểm xã hội
      • Bảo hiểm xe
      • Bảo hiểm y tế
    • Dân sự
      • Giấy uỷ quyền cá nhân
      • Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
      • Hợp đồng vay tài sản
      • Khởi kiện dân sự
      • Sở hữu tài sản cá nhân
      • Thu hồi nợ
      • Tranh chấp dân sự
      • Vay tiền cá nhân
      • Vay tiền ngân hàng
    • Đất đai
      • Cho thuê nhà đất
      • Mua bán nhà đất
      • Quyền sử dụng đất
      • Tranh chấp đất đai
      • Xây dựng
    • Doanh nghiệp
      • Bảo hiểm cháy nổ
      • Đấu thầu
      • Đầu tư
      • Giải thể, phá sản doanh nghiệp
      • Hợp đồng kinh tế
      • Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
      • Thành lập doanh nghiệp
      • Xử lý nợ
      • Xuất nhập khẩu
    • Giao thông - Vận tải
      • Mua bán xe
      • Tai nạn giao thông
    • Hành chính
      • Di trú
      • Hộ tịch
      • Khởi kiện hành chính
      • Nghĩa vụ quân sự
    • Hình sự
      • Bào chữa
      • Bào chữa cho người chưa thành niên
      • Bào chữa tội buôn lậu, tội kinh tế
      • Bào chữa tội đánh bạc
      • Bào chữa tội giết người
      • Bào chữa tội hiếp dâm, dâm ô, mại dâm
      • Bào chữa tội khác
      • Bào chữa tội ma tuý
      • Bào chữa tội tham nhũng, hối lộ
      • Chiếm đoạt tài sản
      • Cố ý gây thương tích
    • Hôn nhân gia đình
      • Chia tài sản ly hôn
      • Giành quyền nuôi con
      • Ly hôn
      • Ly hôn blog
      • Ly hôn có yếu tố nước ngoài
      • Ly hôn đơn phương
      • Ly hôn thuận tình
      • Nhận con nuôi
    • Lao động
      • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
      • Hợp đồng lao động
      • Kỷ luật lao động
      • Lao động nước ngoài
      • Sa thải
      • Tranh chấp lao động
    • Sở hữu trí tuệ
      • Kiểu dáng công nghiệp
      • Nhãn hiệu
      • Quyền tác giả
      • Sáng chế
    • Thừa kế - Di chúc
      • Di chúc
      • Khai nhận di sản
      • Phân chia di sản
      • Tranh chấp thừa kế
    • Thuế
      • Phí và lệ phí
      • Thuế doanh nghiệp
      • Thuế giá trị gia tăng
      • Thuế thu nhập cá nhân
      • Thuế tiêu thụ đặc biệt
      • Thuế xuất nhập khẩu
  • Tư vấn pháp luật
    • Bài viết pháp luật
      • Bảo hiểm
      • Dân sự
      • Đất đai
      • Doanh nghiệp
      • Giao thông - Vận tải
      • Hành chính
      • Hình sự
      • Hôn nhân gia đình
      • Lao động
      • Sở hữu trí tuệ
      • Thừa kế - Di chúc
      • Thuế
    • Câu hỏi pháp luật
      • Bảo hiểm
      • Dân sự
      • Đất đai
      • Doanh nghiệp
      • Giao thông - Vận tải
      • Hành chính
      • Hình sự
      • Hôn nhân gia đình
      • Lao động
      • Sở hữu trí tuệ
      • Thừa kế - Di chúc
      • Thuế
    • Biểu mẫu
      • Bảo hiểm
      • Dân sự
      • Đất đai
      • Doanh nghiệp
      • Giao thông - Vận tải
      • Hành chính
      • Hình sự
      • Hôn nhân gia đình
      • Lao động
      • Sở hữu trí tuệ
      • Thừa kế - Di chúc
      • Thuế
  • Dịch vụ pháp lý
  • Đặt câu hỏi miễn phí
  • Đăng nhập
Bài viết pháp luật
  1. Bài viết pháp luật
  2. Dân Sự  
  3. LÀM TỪ THIỆN, SAO KHÔNG LÀM CHUYÊN NGHIỆP?
18/10/2021

LÀM TỪ THIỆN, SAO KHÔNG LÀM CHUYÊN NGHIỆP?

LÀM TỪ THIỆN, SAO KHÔNG LÀM CHUYÊN NGHIỆP?

Chuyện làm từ thiện tự phát của các nghệ sĩ ở Việt Nam làm tốn giấy mực và sự quan tâm của rất nhiều người, vậy tại sao ở các quốc gia khác cũng làm từ thiện mà ít có nhiều điều tiếng như ở Việt Nam, tại sao chưa chuyên nghiệp?

Vừa qua cơ quan điều tra đang tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ sao kê ngân hàng của những nghệ sĩ làm từ thiện liệu chuyện này sẽ đi đến đâu, pháp luật quy định về vấn đề điều tra và làm từ thiện chuyên nghiệp như thế nào? Chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Cao, Công ty Luật Hợp Danh FDVN về vấn đề này.

Hiện cơ quan điều tra đang đề nghị các ngân hàng cung cấp sao kê tài khoản của các cá nhân để phục vụ điều tra liên quan đến tố cáo của bà Phương Hằng và tin báo, tố cáo của những người khác, vậy yêu cầu thu thập sao kê này đúng không, thưa luật sư?

Luật sư Lê Cao: Vấn đề cơ quan điều tra yêu cầu các ngân hàng cung cấp chứng cứ điều tra các vụ án liên quan đến hoạt động từ thiện là đang thực hiện các quy trình điều tra, xác minh thông tin tố giác, tin báo theo quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc, cơ quan điều tra có thẩm quyền khi có các nguồn tin từ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự.

Do đó, cơ quan công an đang yêu cầu cung cấp các thông tin về tài khoản ngân hàng của các cá nhân đã huy động tiền từ thiện để kiểm tra, xác minh thông tin là hoạt động cần thiết. Bởi lẽ, khi đã khởi động công việc điều tra xác minh thì theo Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh làm rõ có hay không có hành vi phạm tội hoặc có hay không các hành vi vi phạm pháp luật khác và các vấn đề liên quan quan trọng khác để chứng minh các vấn đề liên quan đến thông tin tố giác, tin báo hoặc thông tin mà các cơ quan điều tra trực tiếp phát hiện được. Việc làm rõ nguồn tiền quyên góp rồi xác minh được nguồn chi từ thiện là một cách để xác nhận được vấn đề sử dụng dòng tiền từ thiện.

Khi nhận được các tin báo, tố giác về tội phạm, thì cơ quan điều tra cần phải xác minh, thu thập chứng cứ theo trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự thì tố giác, tin báo của cá nhân, cơ quan, tổ chức và cơ quan có thẩm quyền tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm là một trong những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Do đó, theo khoản 1 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự thì mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

 Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động cần thiết, trong đó có việc thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin. Việc thu thập các thông tin sao kê ngân hàng chỉ là một phần của các công việc điều tra xác minh, vì để chứng minh có hay không có hành vi vi phạm pháp luật còn cần đến các hoạt động điều tra xác minh về nguồn tiền được chi ở đâu, có hay không việc sử dụng các thủ đoạn gian dối, có hay không việc chiếm đoạt tài sản trái phép, có hay không việc sử dụng tiền sai mục đích, rồi thời điểm xảy ra hành vi, địa điểm, giá trị tài sản bị chiếm đoạt, các dấu hiệu liên quan khác … Muốn chứng minh có hay không có dấu hiệu tội phạm thì cần rất nhiều hoạt động điều tra xác minh cần thiết khác nhau để làm rõ nhiều vấn đề, sao kê chỉ là một phần thông tin của hoạt động điều tra.

Như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ hiện nay đang được triển khai theo quy định này của Bộ luật tố tụng hình sự. Hoạt động này là công việc bình thường, đúng quy định pháp luật và các cơ quan được yêu cầu cung cấp thông tin phải cung cấp. Vấn đề này không chỉ trong vấn đề từ thiện mà nhiều vấn đề khác tương tự cũng sẽ được tiến hành như vậy.

Chúng tôi cho rằng, để chấm dứt những câu chuyện quá ầm ỉ vừa qua, thì điều tốt nhất là tiến hành điều tra tất cả các vấn đề được tố giác hoặc cung cấp tin báo, nếu có các hành vi sai phạm thì xử lý dứt điểm, không có thì kết luận để những người bị tố cáo tránh những thị phi. Hơn nữa, khi làm rõ các vấn đề pháp lý, cơ quan có thẩm quyền cũng có thể hướng dẫn các bên lựa chọn các giải pháp giải quyết các vấn đề bằng pháp luật để tránh những sự tranh cãi không đáng có dựa trên những thông tin không có sự xác minh kiểm chứng.

Có khi nào lâm vào tù tội khi làm từ thiện không thưa ông, tại sao làm từ thiện mà cũng phạm luật?

Luật sư Lê Cao: Hiện nay, hoạt động làm từ thiện tự phát sẽ dẫn đến quy trình quyên góp và vấn đề chi tiền từ thiện sẽ khó mà minh bạch, rõ ràng nếu không có sự chuẩn chỉ và chuyên nghiệp từ khi thực hiện, thì sẽ có những hệ lụy không đáng có. Vấn đề quyên góp tiền từ thiện không qua việc thành lập quỹ để hoạt động, nên về phương diện so sánh với các quy định bị cấm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP không được áp dụng cho trường hợp các cá nhân tự làm từ thiện mà không lập quỹ. Thế nhưng, bản thân các giao dịch dân sự về quyên góp quỹ, thu chi quỹ cũng có thể được điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật khác có liên quan đến các vấn đề sở hữu tài sản, chiếm hữu tài sản.

Theo đó, có thể có các vấn đề pháp lý có thể xảy ra, ví như giao ước với nhau về việc giao tiền để ủy thác làm từ thiện, mà người được nhận thực hiện không đúng thỏa thuận thì có thể vi phạm nghĩa vụ dân sự, như thế bên giao tiền có thể yêu cầu hoặc khởi kiện để yêu cầu cá nhân vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc hoàn trả lại tiền từ thiện được sử dụng không đúng chẳng hạn. Tuy nhiên, phải chứng minh được có sự thỏa thuận, trong khi chuyện góp tiền từ thiện sơ sài nên rất khó chứng minh giao ước giữa hai bên, chỉ có hành vi, thông tin chuyển khoản hoàn toàn tự nguyện rất đơn giản là điều rất khó ràng buộc trách nhiệm.

Trong tình huống khác, nếu người nhận tiền từ thiện của người khác nhưng lại không thực hiện đúng cam kết chi tiền từ thiện mà có mục đích vụ lợi, giữ làm của riêng, tiêu xài cá nhân thì lại phải tùy vào từng tình huống cụ thể để xem xét chế tài trách nhiệm hành chính do sử dụng trái phép tài sản, chiếm dữ trái phép tài sản, gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác, nếu các vi phạm này chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, nếu có các hành vi gian dối, lừa đảo để chiếm đoạt tiền từ người khác thông qua hoạt động kêu gọi quyên góp, tuy nhiên lại có động cơ, mục đích vụ lợi, không dùng tiền được người ủng hộ để thực hiện mục đích từ thiện mà tiêu dùng cá nhân, chiếm đoạt trái phép thì tùy theo mức độ hành vi, tình tiết cụ thể của hành vi người vi phạm còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về các tội danh như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Vậy nếu các nghệ sĩ không sai thì sao thưa luật sư?

Luật sư Lê Cao: Như chúng tôi đã nêu ở trên, dưới phương diện pháp lý, thì có các giải pháp pháp lý có thể được sử dụng nếu những người nổi tiếng làm từ thiện nhưng có những vi phạm pháp luật tùy từng trường hợp. Nếu dân sự thì các bên bị xâm phạm quyền lợi có thể khởi kiện dân sự, nếu vi phạm hành chính và hình sự thì cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh được những người đó có vi phạm pháp luật hành chính hoặc hình sự hay không, nếu không chứng minh được có sự vi phạm thì không bị xử lý trách nhiệm. Nếu hoạt động từ thiện được thực hiện đúng luật, công khai minh bạch, đúng đắn thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra cả. Khi điều tra, thì cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ chứng minh người bị điều tra có vi phạm gì hay là không.

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan điều tra sẽ không khởi tố vụ án hình sự khi không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm … Do đó, khi không có sự việc phạm tội hoặc hành vi đang được xác minh, điều tra không cấu thành tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ có quyết định không khởi tố vụ án. Hoặc các vấn đề pháp lý phát sinh nếu có sẽ được xử lý phương diện hành chính hoặc hướng dẫn các bên tranh chấp khởi kiện bằng vụ án dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với những người cố tình tố giác sai, vu khống chẳng hạn, thì tùy mức độ vi phạm cũng có thể bị xử lý trách nhiệm hành chính hoặc hình sự về hành vi vu khống theo quy định của pháp luật.

Ông đánh giá thế nào về việc làm từ thiện của các nghệ sĩ ở Việt Nam hiện nay?

Luật sư Lê Cao: Vấn đề từ thiện của các cá nhân ở nước ta thực tế là những quan hệ dân sự tự nhiên, những hoạt động tự phát giữa các cá nhân trong hoạt động tương trợ, làm việc thiện vào những lúc thiên tai, dịch bệnh. Hiện nay, Nghị định số 93/2019/NĐ-CP là cơ sở pháp lý khá hoàn thiện để những người làm từ thiện chuyên nghiệp có thể thành lập Quỹ từ thiện để triển khai những hoạt động từ thiện vốn là điều rất cần trong cuộc sống, lập quỹ từ thiện để làm việc có ích cho cộng đồng cũng là điều mà nhiều doanh nhân, người nổi tiếng trên thế giới thường làm và họ làm từ thiện với bộ máy quản lý quỹ chuyên nghiệp nên những chuyện minh bạch tài chính, vấn đề ủng hộ cho quỹ, thu chi tài chính quỹ được làm bằng cơ chế bài bản.

Trong khi đó, hoạt động quyên góp tiền từ thiện của những người nổi tiếng ở ta đang được thực hiện khá tự phát, không lập quỹ theo quy định, mang tính kêu gọi cá nhân, mỗi người góp được ít nhiều tùy vào lượng người hâm mộ ủng hộ, rồi việc thu chi không được tổ chức quy cũ, tài khoản gây quỹ lại tài khoản của cá nhân, do đó, khi có những vấn đề về niềm tin xảy đến, chuyện ồn ào đòi xác minh, đòi sao kê, đòi xử lý dường như là tất yếu của cái gốc làm từ thiện không chuyên nghiệp.

Theo chúng tôi, hiện đã có pháp luật quy định về việc lập quỹ từ thiện khá hoàn thiện, chuyện lập quỹ cũng không phải là quá khó khăn vì hiện giờ quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP và Thông tư số 4/2020/TT-BNV đã quy định đầy đủ, quy cũ vấn đề làm từ thiện, do đó nếu các nghệ sĩ muốn đóng góp sức mình, tạo sự lan tỏa yêu thương san sẻ cho cộng đồng thì có thể tiến hành lập quỹ từ thiện để việc chia sẻ từ thiện được chuyên nghiệp hơn.

Luật pháp không thể cấm chuyện chia sẻ yêu thương một cách tự phát, nhưng luật pháp cũng có hành lang pháp lý cho việc làm từ thiện chuyên nghiệp, do đó, những nghệ sĩ là những người có ảnh hưởng rộng lớn, có thể huy động tình yêu thương trong hoạn nạn tốt hơn người bình thường, chuyện họ làm từ thiện là đáng trân quý, nhưng để chuyên nghiệp, tránh thị phi thì chúng tôi nghĩ rằng nên lập quỹ một cách chuyên nghiệp và bài bản để làm từ thiện.

Khi công việc từ thiện được minh bạch, được làm bài bản thì chắc chắc người hâm mộ sẽ có thêm niềm tin yêu đối với các nghệ sĩ. Còn như hiện nay thì đôi khi có nhiều hệ lụy sẽ xảy đến và không lường được hết các vấn đề mà từ thiện tự phát gây ra.

Xin cảm ơn Luật sư!

LINK BÀI VIẾT: http://fdvn.vn/lam-tu-thien-sao-khong-lam-chuyen-nghiep/ 

..............

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng: 

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

📧 Email: fdvnlawfirm@gmail.com

☎️ Đường dây nóng:   0906 499 446/0905 045 915

📣 Website: www.fdvn.vn hoặc www.fdvnlawfirm.vn    

♥️ Fanpage and Group: 

https://www.facebook.com/fdvnlawfirm     

https://www.facebook.com/lawyersindanang     

https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat     

https://www.facebook.com/groups/sayme...     

https://www.facebook.com/groups/legal...    

🎵 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn     

🎵 FDVN trên Tik Tok: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn   

☎️ Kênh Telegram FDVN: https://t.me/luatsufdvn   


  0905 206 381
Phạm Quang Biên
Luật sư: Phạm Quang Biên
Ads

78 nhận xét

Đánh giá của iLAW:  9.6  

  • Gọi

  • 0917525196

    Nhắn tin
    Mức phí
    Hồ sơ
    Võ  Thanh Dẹn
    Luật sư: Võ Thanh Dẹn
    Ads

    35 nhận xét

    Đánh giá của iLAW:  9.3  

  • Gọi

  • 0931105102

    Nhắn tin
    Mức phí
    Hồ sơ
    Hồ Đình Cường
    Luật sư: Hồ Đình Cường
    Ads

    6 nhận xét

    Đánh giá của iLAW:  9.2  

  • Gọi

  • 0909666275

    Nhắn tin
    Mức phí
    Hồ sơ

    Các thông tin hữu ích khác

    1. Vụ án dân sự và việc dân sự khác nhau như thế nào?
    2. Cưỡng chế thi hành án dân sự
    3. Điều 134 Bộ luật dân sự 2015
    4. 10 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI SINH VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ NHÀ TRỌ
    5. Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có vô hiệu không?
    6. CHỦ NHÀ CÓ QUYỀN GIỮ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN CỦA SINH VIÊN THUÊ TRỌ HAY KHÔNG?

    Lĩnh vực Dân Sự

    1. Thu hồi nợ
    2. Tranh chấp dân sự
    3. Vay tiền cá nhân
    4. Vay tiền ngân hàng

    Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?


    Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi

    Đặt câu hỏi

    - hoặc -

    Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..

    Tìm kiếm luật sư

    Duyệt tìm Luật sư

    • Theo lĩnh vực
    • Theo tỉnh thành
    • Bảo hiểm
    • Dân sự
    • Đất đai
    • Doanh nghiệp
    • Giao thông - Vận tải
    • Hành chính
    • Hình sự
    • Hôn nhân gia đình
    • Lao động
    • Sở hữu trí tuệ
    • Thừa kế - Di chúc
    • Thuế
    • Thành phố Hà Nội
    • Thành phố Hồ Chí Minh
    • Thành phố Đà Nẵng
    • Thành phố Cần Thơ
    • Thành phố Hải Phòng
    • Tỉnh An Giang
    • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
    • Tỉnh Bắc Giang
    • Tỉnh Bắc Kạn
    • Tỉnh Bạc Liêu
    • Tỉnh Bắc Ninh
    • Tỉnh Bến Tre
    • Tỉnh Bình Định
    • Tỉnh Bình Dương
    • Tỉnh Bình Phước
    • Tỉnh Bình Thuận
    • Tỉnh Cà Mau
    • Tỉnh Cao Bằng
    • Tỉnh Đắk Lắk
    • Tỉnh Đắk Nông
    • Tỉnh Điện Biên
    • Tỉnh Đồng Nai
    • Tỉnh Đồng Tháp
    • Tỉnh Gia Lai
    • Tỉnh Hà Giang
    • Tỉnh Hà Nam
    • Tỉnh Hà Tĩnh
    • Tỉnh Hải Dương
    • Tỉnh Hậu Giang
    • Tỉnh Hoà Bình
    • Tỉnh Hưng Yên
    • Tỉnh Khánh Hòa
    • Tỉnh Kiên Giang
    • Tỉnh Kon Tum
    • Tỉnh Lai Châu
    • Tỉnh Lâm Đồng
    • Tỉnh Lạng Sơn
    • Tỉnh Lào Cai
    • Tỉnh Long An
    • Tỉnh Nam Định
    • Tỉnh Nghệ An
    • Tỉnh Ninh Bình
    • Tỉnh Ninh Thuận
    • Tỉnh Phú Thọ
    • Tỉnh Phú Yên
    • Tỉnh Quảng Bình
    • Tỉnh Quảng Nam
    • Tỉnh Quảng Ngãi
    • Tỉnh Quảng Ninh
    • Tỉnh Quảng Trị
    • Tỉnh Sóc Trăng
    • Tỉnh Sơn La
    • Tỉnh Tây Ninh
    • Tỉnh Thái Bình
    • Tỉnh Thái Nguyên
    • Tỉnh Thanh Hóa
    • Tỉnh Thừa Thiên Huế
    • Tỉnh Tiền Giang
    • Tỉnh Trà Vinh
    • Tỉnh Tuyên Quang
    • Tỉnh Vĩnh Long
    • Tỉnh Vĩnh Phúc
    • Tỉnh Yên Bái

    Đánh giá (Rating) của iLAW

    1. Hệ thống Đánh giá (Rating) trên iLAW hoạt động như thế nào

    iLAW đưa ra Đánh giá (Rating) dựa trên các thông tin do Luật sư cung cấp trong trang cá nhân của Luật sư và các thông tin mà iLAW thu thập được (ví dụ, các thông tin do Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư hoặc các Sở tư pháp công bố...). Thêm vào đó, thuật toán thông minh (Smart Agorithm) trên hệ thống iLAW cũng nhận diện và tự động cập nhật thường xuyên những thay đổi (tăng hoặc giảm) của Đánh giá (Rating). 

    2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến Đánh giá (Rating) của iLAW

    Kinh nghiệm và bằng cấp

    Số năm kinh nghiệm hành nghề của Luật sư, học vấn, bằng cấp chuyên môn hoặc các bằng cấp trong các lĩnh vực liên quan mà Luật sư đạt được.

    Thành tựu trong nghề nghiệp

    Các giải thưởng, vinh danh, bằng khen…của cá nhân Luật sư hoặc của văn phòng/công ty nơi Luật sư làm việc.

    Danh tiếng và uy tín trong nghề

    Mức độ tích cực của các Nhận xét (reviews) và đánh giá sao (từ 1 sao đến 5 sao) chất lượng dịch vụ pháp lý từ khách hàng cũ và Đánh giá của luật sư đồng nghiệp đối với Luật sư.

    Đóng góp cho nghề

    Luật sư có xuất bản các sách chuyên ngành pháp lý, các bài viết, chia sẻ quan điểm pháp lý trên các báo, tạp chí, các tham luận, trình bày tại các hội thảo chuyên ngành pháp lý...

    Đóng góp cho cộng đồng

    Luật sư tích cực tham gia trả lời miễn phí các Câu hỏi của khách hàng, chia sẻ miễn phí các thông tin pháp lý hữu ích, các biểu mẫu, mẫu hợp đồng cho khách hàng trên iLAW.

    3. Các mức độ của Đánh giá (Rating) của iLAW

    Kết quả Đánh giá (Rating) trên hệ thống iLAW được chia làm 04 mức độ tương ứng, phản ánh thông tin toàn diện về Luật sư và chất lượng cũng như uy tín của dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp:

    10 - 9.0: Xuất sắc 

    8.9 - 8.0: Rất tốt 

    7.9 - 7.0: Tốt 

    6.9 - 6.0: Trung bình

    • Về chúng tôi
    • Điều khoản sử dụng
    • Dành cho người dùng
    • Dành cho Luật sư
    • Chính sách bảo mật
    • Nội quy trang Nhận xét
    • Đánh giá của iLAW

    Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh

    Tầng 6,7 Toà nhà Friendship, số 31 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

    Điện thoại: (028) 7303 2868

    Email: cskh@i-law.vn

    GCNĐKKD số 0314107106 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày 10/11/2016

    iLAW chỉ cung cấp thông tin và nền tảng công nghệ để bạn sử dụng thông tin đó. Chúng tôi không phải là công ty luật và không cung cấp dịch vụ pháp lý. Bạn nên tham vấn ý kiến Luật sư cho vấn đề pháp lý mà bạn đang cần giải quyết. Vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụng và Chính sách bảo mật khi sử dụng website.

    © iLAW Inc. All Rights Reserved 2019