Câu hỏi Doanh nghiệp
KÍnh gửi Quý Luật sư. Tôi cần tư vấn về vấn đề như sau: Tôi có đăng ký thương hiệu máy nén khí tại Việt Nam nhưng cần phải đặt OEM sản phẩm từ nước ngoài. Tôi phải đáp ứng những điều kiện gì để có thể được công nhận là sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam? Nếu sản phẩm chúng tôi OEM ở nơi khác có được xem là sản phẩm của công ty chúng tôi? Mong nhận được tư vấn từ luật sư.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Thưa Ls, Công ty tôi làm là công ty TNHH trực thuộc sở hữu của UBND TP HCM. Năm 2013, Công ty giữ lại tiền lương người lao động với số tiền 13 tỷ, Công ty bỏ ra thêm 5 tỷ và xin phép UBND TP.HCM để góp vốn thành lập Cty cổ phần có vốn nhà nước là 30% và thành phố đã đồng ý. Sau đó, công ty CP đã thành lập nhưng mọi hoạt động đều do Công ty TNHH điều khiển; kể cả vốn của người lao động góp vào, Công ty cũng đề cử Chủ tịch công đoàn đại diện quyền cổ đông. Từ năm 2013 đến nay công ty hoạt động toàn thua lỗ, người lao động sợ mất việc nên cũng không dám lên tiếng về vốn góp của mình. Đến tháng 6/2017 này, Công ty TNHH đã bán vốn cho một người nào đó để thoái vốn và giao lại quyền giám đốc, CT HĐQT,... cho người khác, không phải là người của Công ty TNHH như trước đây (Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Thành viên HĐQT đều là người của Công ty TNHH). Đồng thời họ thông báo cho người lao động là họ đã rút vốn, và họ không chịu trách nhiệm gì đến phần vốn của người lao động. Chúng tôi giờ không biết Công ty đó ở đâu, ai làm giám đốc, ... hoạt động kinh doanh như thế nào và rất muốn rút vốn nhưng phía Công ty TNHH thoái thác trách nhiệm với người lao động. Tổng tiền vốn góp của mỗi người hơn mười mấy triệu bằng hơn hai tháng lương thời điểm năm 2013 nhưng có nguy cơ mất trắng mà không biết phải làm sao. Mong Ls dành ít thời gian tư vấn cho chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào,... Chúng tôi vô cùng cảm ơn Ls! Mong Ls chỉ giúp
TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Xin chào cộng đồng luật sư iLAW. Hiện nay tôi đang thực hiện góp vốn với một doanh nghiệp với số vốn là 150 triệu đồng. Các giấy tờ khi ký kết của chúng tôi gồm có: + Hợp đồng góp vốn có chữ ký 2 bên và dấu công ty (chưa được công chứng) + Sao kê chuyển tiền của tôi vào tài khoản giám đốc công ty do ngân hàng cung cấp. Vì chưa tìm hiểu kỹ càng, nên sau khi chuyển tiền mới biết vốn điều lệ của công ty là 300 tr. Nhưng chúng tôi thỏa thuận tôi chỉ chiếm 8% lợi tức công ty. Đây cũng là lỗi của tôi do thiếu kinh nghiệm và kiến thức. Hiện tôi muốn hỏi: 1. Việc tôi đóng 150 tr chiếm 50% vốn điều lệ công ty, nhưng khi thỏa thuận tôi chỉ chiếm 8%. Điều này có gì sai với luật doanh nghiệp hay không? 2. Nếu họ không cấp giấy chứng nhận cổ phần cho tôi, thì phía họ có vi phạm gì không, và phía tôi có gặp bất lợi như thế nào? 3. Tôi muốn rút lại vốn, chỉ với những giấy tờ như trên, liệu có đủ giá trị giúp tôi được sự bảo vệ của pháp luật. Nếu họ không, hoặc trì hoãn trả vốn cho tôi. Họ có thể bị xử lý như thế nào? Mong nhận được sự hỗ trợ và tư vấn kịp thời của các luật sư iLAW. Tôi xin chân thành cảm ơn.
TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP
E đã có bằng cử nhân Giáo dục chính trị và chứng chỉ Môn học quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục - đào tạo do trường Đại học sư phạm Hà Nội cấp. Giờ e muốn mở trường mầm non tư thục và đứng ra làm hiệu trưởng thì cần thêm bằng cấp, chứng chỉ gì ạ? Hiện tại e đang làm việc tại phòng Học liệu mầm non - Trung tâm nghiên cứu và sản xuất học liệu trường Đh Sư phạm Hà Nội. E dạy dự án mầm non theo tiết cho các trường mầm non ở Hà Nội đã được 3 năm. E xin chân thành cảm ơn!
TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Chào Luật sư,
Tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn về trường hợp của công ty tôi như sau:
- Năm 2008, công ty mẹ bên Hàn Quốc (A) có gửi một chiếc oto 9 chỗ sang cho công ty con (B) tại Việt Nam. Nhưng người đứng tên nhận xe là Giám đốc công ty con tại VN. Xe nhập về dưới hình thức nhập sử dụng, có nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT, do cá nhân Giám đốc trả tiền.
Tuy nhiên, năm 2010 ông Giám đốc nghỉ việc tại công ty B, công ty B không trả xe cho ông ý và công ty A cũng không trả tiền cho ông GĐ. Công ty B vẫn sử dụng xe từ đó đến nay. Hiện tại, công ty A và B đã bị phá sản, nợ lương công nhân và giám đốc mới đã trốn về nước.
Xin Luật Sư cho biết liệu ông Giám đốc cũ có bị ảnh hưởng gì do việc phá sản của công ty A và B không? Ông Giám đốc cũ nếu lấy lại xe oto thì cần những điều kiện gì? Xin chân thành cảm ơn.
TIN LIÊN QUAN:
Tôi là Chủ tịch công đoàn cơ sở của Doanh nghiệp Nhà nước có con dấu và có tư cách pháp nhân, ký Hợp đồng cho thuê tài sản không cần dùng của Doanh nghiệp để tạo thêm nguồn thu, để chăm lo cho đời sống cho người lao động, an sinh phúc lợi xã hội. Vậy việc làm của tôi có đúng luật không và có bị cấm không?
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Kính thưa luật sư,
Gia đình em có mua một máy xúc để làm được một năm rồi. Hiện tại có một anh bạn của chồng em muốn góp vốn với gia đình em để cùng làm các tài sản tại thời điểm hiện tại được định giá như sau.
Nhà em có: 1 máy xúc kobeco 400 triệu. Nhà bạn em có: 1 xe phọc kéo máy và một giàn xích cao su 100 triệu.
Như vậy cùng góp vốn nhà anh bạn kia sẽ đưa lại cho gia đình em 150 triệu em muốn khi giao tiền 2 gia đình sẽ làm một hợp đồng góp vốn cho chặt chẽ mà ko biết hợp đông cần soạn như thế nào.
Kính mong luật sư tư vấn giúp e một mẫu hợp đồng phù hợp.Chân thành cảm ơn!
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Dịch vụ pháp lý trọn gói: TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP
Những câu hỏi trong lĩnh vực khác
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư