Đầu tư nước ngoài lĩnh vực khai khoáng
Kính gửi luật sư, Công ty chúng tôi đang cần tìm luật sư tư vấn và thực hiện các thủ tục đầu tư tại Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau: Công ty Việt Nam A (có nhà máy luyện kim và mỏ quặng), kêu gọi đầu tư nước ngoài là Công ty B đầu tư vào Việt Nam, ngành nghề khai thác và chế biến khoáng sản, bằng hình thức đầu tư tiền mặt và thiết bị, công nghệ. Công ty A và B cùng thành lập công ty cổ phần C: - Công ty A góp vốn bằng tài sản là nhà máy và mỏ quặng - Công ty B góp vốn là tiền mặt và thiết bị, công nghệ. Xin hỏi: - Luật Việt Nam có cho phép đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản không? Khống chế tỉ lệ cổ phần là bao nhiêu %? (Công ty B mong muốn chiếm tỉ lệ 51%) - Theo quy định pháp luật thì Công ty A có cần phải sang nhượng quyền sở hữu tài sản sang cho công ty C không? Nếu không sang nhượng thì có rủi ro gì đối với công ty B? Xin chân thành cám ơn các A/C luật sư đã dành thời gian đọc email này!
4 Luật sư trả lời
Chào chị Linh!
Vụ việc của chị đã được Luật sư chuyên trách của chúng tôi tiếp nhận. Để nhận được tư vấn chi tiết xử lý vụ việc, chị liên hệ, làm việc trực tiếp với Luật sư theo thông tin dưới đây:
Luật sư Ngô Duy Phương (ĐT: 0904448287 )
Email: ngophuonghcm@gmail.com
Luật sư Ngô Duy Phương.
1.
Về ngành nghề kinh doanh, ngành nghề
này được quy định tại pháp luật Việt Nam là “Thăm dò, khai thác và chế biến
tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu và khí”- CPC883, là ngành
nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, quy định tại
mục 11, Phần B, Phụ lục I, Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính Phủ.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố điều kiện đầu tư của
Ngành nghề nêu trên và điều kiện đầu tư, điều kiện tiếp cận thị trường (tỷ lệ
sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài, giới hạn phạm vi dịch vụ, số lượng nhân sự
nước ngoài trong bộ máy quản lý) có khác nhau tùy theo việc áp dụng hiệp định
thương mại nào, ví dụ như: WTO, CPTPP, EVFTA, ACIA.
Hiện nay, theo cam kết về thương mại và dịch vụ của WTO, Việt
Nam đã cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh ngành nghề
có CPC883. Do đó, Công ty B có quyền góp vốn không bị khống chế tỷ lệ cổ phần. Ngoài
ra, để hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, Công ty C phải được cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản.
2.
Về vấn đề góp vốn của Công ty A, theo
thông tin mà bạn cung cấp, tài sản mà Công ty A dùng để góp vốn là nhà máy và mỏ
quặng:
(a)
Nếu các tài sản này không đăng ký quyền sở hữu,
việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận
bằng biên bản;
(b)
Nếu các tài sản này đã được đăng ký quyền sở hữu
(được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tài liệu khác tương đương)
thì Công ty A phải chuyển quyền sở hữu các tài sản này cho Công ty C để được
ghi nhận hoàn thành nghĩa vụ góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nếu Công
ty A không chuyển quyền sở hữu tài sản cho Công ty C thì có nghĩa Công ty A
chưa hoàn thành nghĩa vụ góp vốn, Công ty C và dự án khai thác khoáng sản không
thể thực hiện được, có khả năng dẫn đến phải giải thể.
Trên
đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật, để được tư vấn chi tiết
hơn, bạn có thể trực tiếp đến trụ sở VPLS tại số 213A Nguyễn Xí P13 Q Bình Thạnh
TPHCM hoặc gọi điện thoại cho Luật sư Thảo số 0776820693 nhé.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Theo khoản 1 Điều 51 Luật Khoáng sản năm 2010, tổ chức, cá nhân được khai thác khoáng sản bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã.
Do đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào dự án khai thác khoáng sản tại Việt Nam bằng cách thành lập doanh nghiệp hoặc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam không giới hạn về tỉ lệ vốn góp.
Về câu hỏi thứ 2, bạn vui lòng cung cấp tài liệu, hồ sơ Dự án để có thể tư vấn chính xác, cụ thể.
Trân trọng
Luật sư Luật sư Đào Phương .
Chào Anh/Chị,
Để tư vấn về việc **đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản** tại Việt Nam, cũng như về việc **chuyển quyền sở hữu tài sản khi góp vốn**, em xin gửi đến Anh/Chị các thông tin và phân tích cụ thể như sau:
### 1. **Về việc đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản:**
- **Pháp luật cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản** nhưng thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Theo Luật Đầu tư 2020 và các nghị định hướng dẫn, nhà đầu tư nước ngoài cần có giấy phép khai thác khoáng sản và đáp ứng các điều kiện về kỹ thuật, môi trường do cơ quan quản lý nhà nước quy định.
- **Khống chế tỷ lệ sở hữu:** Theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP, không có quy định cụ thể về khống chế tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. **Công ty B có thể sở hữu 51% vốn điều lệ của Công ty C**, miễn là đáp ứng các điều kiện đầu tư và đảm bảo nghĩa vụ tài chính.
### 2. **Về việc góp vốn bằng tài sản (nhà máy và mỏ quặng) của Công ty A:**
- Theo quy định tại **Điều 36, Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020**, nếu góp vốn bằng tài sản là nhà máy và mỏ quặng, **Công ty A cần chuyển quyền sở hữu tài sản** này sang Công ty C, do tài sản góp vốn phải thuộc quyền sở hữu của công ty nhận vốn góp (Công ty C). Điều này được thực hiện qua thủ tục đăng ký quyền sở hữu và điều chỉnh các giấy tờ pháp lý liên quan.
- **Nếu không chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với Công ty B:**
Nếu Công ty A không chuyển quyền sở hữu tài sản sang Công ty C, Công ty B sẽ đối mặt với các rủi ro sau:
- **Công ty C không sở hữu hợp pháp tài sản góp vốn**, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông.
- Tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty A, và Công ty A có thể sử dụng tài sản này cho các nghĩa vụ khác, dẫn đến xung đột lợi ích và tranh chấp trong tương lai.
- Việc định giá tài sản góp vốn cũng sẽ khó xác minh và dễ gây thiệt hại cho Công ty B, do không đảm bảo giá trị tài sản góp vốn được bảo toàn.
### 3. **Quy trình và thủ tục góp vốn:**
- **Bước 1:** Xác định giá trị tài sản góp vốn của Công ty A, đảm bảo tài sản đủ điều kiện để góp vốn.
- **Bước 2:** Thực hiện chuyển quyền sở hữu nhà máy và mỏ quặng từ Công ty A sang Công ty C và hoàn tất thủ tục định giá tài sản với các chứng từ cần thiết.
- **Bước 3:** Đăng ký doanh nghiệp cho Công ty C và các quyền sở hữu tài sản góp vốn tại các cơ quan có thẩm quyền.
### 4. **Khuyến nghị:**
- **Công ty B cần yêu cầu Công ty A thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn** để bảo đảm quyền lợi của mình trong Công ty C.
- Anh/Chị nên làm việc với một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để đảm bảo rằng quá trình chuyển nhượng tài sản và thủ tục góp vốn được thực hiện đúng quy định, tránh rủi ro tranh chấp sau này.
***Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư Nguyễn Thành Tựu, mang tính chất tham khảo. Để được hỗ trợ chuyên sâu, Anh/Chị vui lòng liên hệ Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Viên Nguyễn Thành Tựu qua số điện thoại 0919.195.939 (Zalo) ***
Luật sư NGUYỄN THÀNH TỰU.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư