Cho bn mượn điện thoại ko lấy lại đc thì có nhờ pháp luật can thiệp đc ko
Em có cho bn mượn điện thoại nhưng bn ý ko trả còn đem đi cắm bố mẹ em thì có xuống nhà nói chuyện với bố mẹ bn ý nhưng bố mẹ bn ý lại bảo là h ko liên quan đến bn ý vì đây là em cho mượn nên ko có trách nhiệm đền bù mà bn ý mới có 15 tuổi Mà điện thoại của em có giá trị là 6triệu6 Thì kêu công an can thiệp có lấy lại đc ko ạ
2 Luật sư trả lời
Chào bạn,
Để có thể trả lời chính xác
câu hỏi của bạn, chúng tôi cần bạn cung cấp những thông tin sau:
- Có chứng cứ gì cho thấy bạn
đã cho bạn kia mượn điện thoại không?
- Bạn có biết bạn mình cầm cố
điện thoại ở đâu không?
- Bạn đã báo cáo sự việc với
bất kỳ cơ quan chức năng nào chưa?
- Bạn có biết bạn mình có tài
sản gì có thể dùng để bồi thường cho bạn không?
Nếu cần tư vấn thêm, bạn
vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể
708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115
đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900
– 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn
- contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
Chào Anh/Chị,
Trường hợp bạn cho người khác mượn điện thoại và họ không trả mà đem đi cầm cố, bạn có quyền yêu cầu pháp luật can thiệp để lấy lại tài sản. Mặc dù người mượn mới 15 tuổi, bạn vẫn có cách để xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật Dân sự 2015, quy định về quyền sở hữu tài sản và hợp đồng mượn tài sản.
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175).
- Luật Trẻ em 2016, quy định trách nhiệm dân sự của trẻ em dưới 18 tuổi và người giám hộ.
2. Hướng giải quyết để lấy lại điện thoại:
1. Thương lượng với gia đình người mượn:
- Trước tiên, bạn có thể tiếp tục thương lượng với gia đình người mượn. Theo pháp luật, dù người mượn 15 tuổi nhưng bố mẹ hoặc người giám hộ vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc xử lý các vấn đề phát sinh từ hành vi của người dưới 18 tuổi.
- Trích dẫn pháp luật: Bố mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con cái dưới 18 tuổi gây ra (Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015).
2. Báo công an để yêu cầu can thiệp:
Nếu thương lượng không thành, bạn có thể báo công an để yêu cầu can thiệp. Hành vi của người mượn có thể bị xem là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, dù người này chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng gia đình vẫn có trách nhiệm về hành vi này.
- Bước 1: Bạn cần trình báo công an, kèm theo chứng cứ như tin nhắn, cuộc gọi, thông tin về việc cho mượn điện thoại, giá trị của điện thoại.
- Bước 2: Công an sẽ tiến hành điều tra, yêu cầu người mượn trả lại tài sản cho bạn. Nếu người này đã cầm cố điện thoại, công an có thể yêu cầu người cầm cố trả lại tài sản.
3. Hành động của công an:
- Công an sẽ xác minh và điều tra hành vi cầm cố điện thoại. Nếu xác định hành vi cầm cố không hợp pháp và xảy ra mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu (là bạn), công an có thể yêu cầu bên cầm cố trả lại tài sản.
- Gia đình người mượn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc lấy lại tài sản cho bạn.
3. Lời khuyên:
- Thu thập đủ chứng cứ: Bạn nên thu thập các chứng cứ chứng minh về việc cho mượn điện thoại, tin nhắn, cuộc gọi, hoặc người làm chứng.
- Báo công an sớm: Nếu việc thương lượng với gia đình không thành, bạn nên sớm báo công an để được hỗ trợ lấy lại tài sản.
Nếu cần tư vấn chuyên sâu hơn, vui lòng liên hệ Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Viên: Nguyễn Thành Tựu qua số điện thoại 0919.195.939 (Zalo) hoặc truy cập website: nvcs.vn.
Luật sư NGUYỄN THÀNH TỰU.
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư