Lưu ý khi kinh doanh mô hình quầy ăn di động
Em muốn kinh doanh mô hình quầy ăn di động trên ô tô. Cần lưu ý những khoản mục nào trên thủ tục pháp lý không ạ. Em cảm ơn!
TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
2 Luật sư trả lời
Đối với câu hỏi của bạn luật sư tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về ngành nghề không phải đăng ký kinh doanh như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Như vậy, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì hoạt động bán hàng di động trên ô tô của bạn sẽ không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vì nó là một hoạt động kinh doanh lưu động, tuy nhiên,do bạn di chuyển bằng ô tô nên bạn cần phải tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông như có giấy phép lái xe, có giấy đăng ký xe, và các giấy tờ liên quan khác.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của luật sư! Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Đức Biên
Luật sư Nguyễn Đức Biên.
Chào bạn.
Đầu tiên, khi kinh doanh bạn nên chọn một mô hình pháp lý phù hợp để tiến hành như hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ ăn uống cần điều kiện quan trọng nhất là bạn phải được cấp Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh của mình.
Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư 26/2012/TT-BYT)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành:
+Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
Luật sư Nguyễn Ngọc Diệp.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư