ly hôn đơn phương
5 Luật sư trả lời
Chào chị.
Chị có thể làm đơn xin ly hôn gửi Tòa để được giải quyết. Tuy nhiên, việc Tòa án có quyết định cho anh chị ly hôn hay không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân anh chị có trầm trọng không thể sống chung được hay không.
Về con cái khi ly hôn: theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi hoặc có thỏa thuận khác). Nếu con từ đủ 07 tuổi tở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai.
Ngoài những quy định trên thì để giành nuôi con cần phải chứng minh được điều kiện vật chất (nơi ở, thu nhập để nuôi dưỡng con...) và điều kiện tinh thần (thời gian chăm sóc, dạy dỗ, nhân cách đạo đức, lối sống, trình độ văn hóa...)
Trường hợp mâu thuẫn chưa trầm trọng, các bên nên cùng ngồi lại chia sẻ để tìm cách giải quyết nhằm tránh những quyết định không đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
Chúc chị và gia đình sớm tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn tốt nhất.
Thân chào.
Luật sư Cao Sỹ Hưng.
Chào chị!
Việc ly hôn và giành quyền nuôi con trước hết anh chị có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì gửi Đơn ra Tòa để giải quyết. Tòa sẽ căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh hai bên, tình cảm tâm sinh lý của trẻ...để giao con cho 1 trong hai bên nuôi hoặc cũng có thể mỗi người nuôi 1 con với mục đích là bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho trẻ cả về thể chất và tinh thần. Con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ nuôi nếu đủ điều kiện. Con đủ 7 tuổi Tòa sẽ tham khảo nguyện vọng của con.
Chị có thể chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con như thu nhập, nơi ở, điều kiện đảm bảo cho việc học hành của trẻ, thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng,...
Nếu còn thắc mắc chị vui lòng liên hệ sđt 0977761893 để được tư vấn cụ thể!
Trân trọng!
Luật sư Phạm Đức Huy.
Chào chị Nguyễn Huỳnh Trầm!
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Trương Thành Thiện. Để giải đáp thắc mắc của chị, phòng Tư vấn và Dịch vụ pháp lý xin gửi đến chị thông tin như sau:
1. Cơ sở pháp lý: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
2. Quan điểm pháp lý:
- Về việc đơn phương ly hôn: Khi cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được vì một bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Chị có thể làm đơn khởi kiện ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng chị có hộ khẩu thường trú để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Về quyền nuôi con: Theo quy định của pháp luật, con từ đủ 7 tuổi trở lên phải hỏi ý kiến của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ nuôi. Như vậy, trường hợp của chị, Tòa án phải lấy ý kiến của cháu lớn 8 tuổi để xem nguyện vọng của cháu muốn được ở với ai để giao con cho người đó trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Còn cháu nhỏ 16 tháng tuổi sẽ được Tòa giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn. Nếu còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ pháp lý nào khác, chị cũng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua thông tin liên lạc sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH TRƯƠNG THÀNH THIỆN - Luật sư - Thạc sỹ Trương Thành Thiện
Địa chỉ: Số 11, Đường Số 2, Khu Đô thị Vạn Phúc, Khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM;
Điện thoại: (028) 3727 3355 - 0918 758879
Thân chúc chị nhiều sức khỏe và thành công.
Trân trọng.
Luật sư Trương Thành Thiện.
Chào bạn, căn cứ
vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Ly hôn đơn phương được
hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng
có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn. Việc ly hôn đơn
phương phải có căn cứ, chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng. Luật Hôn nhân và gia đình
2014 quy định về ly hôn đơn phương như sau:
Thứ
nhất, về điều kiện để được giải quyết ly hôn đơn phương (Điều 56):
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu
ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu
có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm
trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm
trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc
chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu
ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho
ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Tình trạng hôn nhân được coi là trầm trọng để
giải quyết ly hôn khi có các dấu hiệu như sau và bạn phải chứng minh được chồng
của mình có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của
chồng:
- Có hành vi đánh đập, hành hạ, ngược đãi bạn, thường
xuyên dùng lười nói cay nghiệt, chửi rủa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
của bạn...;
- Chồng bạn thường thường xuyên bỏ bê gia đình,
không chăm lo cho con, không có trách nhiệm trong việc xây dựng tài sản chung
của gia đình; mà thường xuyên chơi bời, nợ nần, phá tán tài sản của gia
đình...;
- Vợ chồng không còn tình nghĩa, không bình đẳng về
quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không có sự tôn trọng, giúp đỡ nhau, không tạo
điều kiện cho cả hai cùng phát triển về mọi mặt.
Khi có một số căn cứ như trên thì bạn có thể nộp
hồ sơ ly hôn đơn phương tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú để
được giải quyết.
Hồ sơ ly đơn phương ly hôn gồm các giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện ly hôn đơn
phương ( theo mẫu của Tòa án);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết
hôn ( bản chính);
- CMND/ Căn cước công dân của
vợ và chồng;
- Giấy khai sinh của con;
- Giấy tờ liên quan chứng minh
tài sản trường hợp có tài sản chung;
- Căn cứ chứng minh vi phạm hôn
nhân theo Điều 56 của Bộ luật này.
Thứ
hai, về quyền nuôi con sau ly hôn:
Điều 81 quy định về việc trông nom, chăm sóc,
giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn
có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành
niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật
dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về
người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với
con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một
bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07
tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được
giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực
tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận
khác phù hợp với lợi ích của con.”
Căn
cứ quy định trên, Tòa án sẽ xem xét vợ chồng các điều kiện về vật chất và tinh
thần xem ai là người có điều kiện tốt hơn để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và quyết định giao con cho người đó. Nếu bạn muốn nuôi
con, bạn phải chứng minh các điều kiện về vật chất và tinh thần của bạn tốt hơn
chồng thì Tòa án sẽ căn cứ vào những điều kiện đó để quyết định giao con cho bạn.
Nếu bạn cần tư vấn,
cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục
theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc
098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty
Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một
thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú
(Tầng 2).
TRÊN ĐÂY LÀ
Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Trân trọng./
Luật sư Dương Hoài
Vân
Giám đốc Công ty
Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
SĐT: 098.449.9996
hoặc 098.515.8595
Luật sư Dương Hoài Vân.
Chào bạn!
Ban hoàn toàn có quyền nôp đơn thuận tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn tại tòa án có thẩm quyền mà không cần bất cứ điều kiện gì .
Luật sư Nguyễn Sơn Trung.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư