Tôi và chồng tôi sinh sống chung với nhau có 4 mặt con nay chồng tôi bị bắt đi cơ sơ cai nghiện ma túy tỉnh Bình Dương tôi phải làm thế nào để dc thăm nuôi đây
Tôi và chồng tôi sinh sống chung với nhau có 4 mặt con nay chồng tôi bị bắt đi cơ sơ cai nghiện ma túy tỉnh Bình Dương tôi phải làm thế nào để dc thăm nuôi đây
5 Luật sư trả lời
Chào bạn
Trường hợp của bạn, Luật sư tư vấn như sau:
Chế độ thăm gặp người thân của người cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 69 Nghị định 116/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Người cai nghiện được thăm gặp người thân tại phòng thăm gặp của cơ sở cai nghiện bắt buộc, một tuần một lần, mỗi lần không quá 02 giờ và tối đa không quá 03 thân nhân. Trường hợp gặp lâu hơn phải được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đồng ý và tối đa không quá 04 giờ.
Người cai nghiện có vợ hoặc chồng, được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, cho phép thăm gặp tại phòng riêng của cơ sở cai nghiện bắt buộc một lần trong tháng và tối đa không quá 48 giờ cho một lần gặp. Căn cứ quy mô và điều kiện, cơ sở cai nghiện xây dựng, tổ chức phòng riêng để học viên thăm gặp vợ hoặc chồng.
- Người cai nghiện được nhận và gửi thư, nhận tiền, quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hóa phẩm bị cấm). Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm kiểm tra thư và các loại quà trước khi trao cho người cai nghiện. Riêng tiền hoặc giấy tờ có giá, người cai nghiện phải gửi vào bộ phận lưu ký của cơ sở cai nghiện bắt buộc và được sử dụng theo quy chế của cơ sở cai nghiện.
Người thân cần lưu ý những gì khi đến thăm, gặp người đang cai nghiện bắt buộc?
Khi đến thăm gặp người đang cai nghiện bắt buộc, người đến thăm cần phải tuân thủ quy chế thăm gặp của cơ sở cai nghiện, cụ thể như sau:
- Khi đến cơ sở cai nghiện, người đến thăm gặp phải chấp hành nghiêm nội quy khu vực cấm, mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự; xuất trình đầy đủ giấy tờ đề nghị thăm gặp, tiếp xúc người cai nghiện; chấp hành nghiêm nội quy khu thăm gặp và hướng dẫn của người có trách nhiệm về thời gian, địa điểm tổ chức thăm gặp, tiếp xúc, giữ gìn vệ sinh môi trường. Khi hết thời gian thăm, gặp người cai nghiện, người đến thăm gặp không được tự ý lưu lại nơi làm việc, nơi thăm gặp của cơ sở cai nghiện.
- Không tự ý tiếp xúc với người cai nghiện; đưa vào, sử dụng hoặc cho người cai nghiện, người khác mượn, sử dụng các đồ vật, các chất thuộc danh mục đồ vật, chất cấm, các loại ấn phẩm, tài liệu có nội dung kích động, chống đối, không lành mạnh hoặc những đồ vật có thể gây mất an ninh trật tự, an toàn của cơ sở cai nghiện.
- Nghiêm cấm cho người cai nghiện, người đến thăm gặp sử dụng điện thoại di động, thiết bị thông tin liên lạc, ghi âm, ghi hình khi thăm gặp, tiếp xúc; ghi âm, ghi hình tại cơ sở cai nghiện và nơi có biển cấm quay phim, chụp ảnh. Không xúi giục, giúp sức, kích động hoặc thủ đoạn khác ép buộc người cai nghiện hoặc người khác chống đối, vi phạm Nội quy cơ sở cai nghiện ma túy.
- Không có thái độ, cử chỉ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa, gây gổ, xúc phạm, xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm, thân thể của người làm việc tại cơ sở hoặc người khác; lợi dụng thăm gặp, tiếp xúc để lôi kéo, tụ tập, có lời nói, hành động hoặc dùng băng rôn, khẩu hiệu, tài liệu có nội dung tuyên truyền, kích động gây mất an ninh, trật tự.
- Người đến thăm gặp, tiếp xúc đối với người cai nghiện có quyền góp ý, kiến nghị, phản ánh hoặc khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của cơ sở cai nghiện.
Để được tư vấn chi tiết, bạn liên hệ SĐT hoặc zalo 0345338658 để được Luật sư tư vấn trực tiếp.
Trân trọng!.
Luật sư Trịnh Thị Hồng Liên.
Chào bạn, về vấn đề bạn đặt ra như trên, chúng tôi có một
số ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 69 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định chế độ
thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà của người cai nghiện
thì chồng bạn có thể thăm
gặp người thân tại phòng thăm gặp của cơ sở cai nghiện bắt buộc, một tuần một lần,
mỗi lần không quá 02 giờ và tối đa không quá 03 thân nhân. Trường hợp gặp lâu
hơn phải được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đồng ý và tối đa không quá 04
giờ.
Trong trường hợp của bạn, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc xem
xét, cho phép thăm gặp tại phòng riêng của cơ sở cai nghiện bắt buộc một lần
trong tháng và tối đa không quá 48 giờ cho một lần gặp. Căn cứ quy mô và điều
kiện, cơ sở cai nghiện xây dựng, tổ chức phòng riêng để học viên thăm gặp vợ
hoặc chồng.
Mỗi cơ sở cai nghiện sẽ xây dựng quy chế thăm gặp riêng theo theo hướng dẫn của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chồng bạn được nhận và gửi thư, nhận tiền, quà (trừ rượu, bia,
thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hóa phẩm bị cấm). Cơ
sở cai nghiện có trách nhiệm kiểm tra thư và các loại quà trước khi trao cho chồng bạn. Riêng tiền hoặc giấy tờ có giá, chồng bạn phải gửi vào bộ phận lưu ký của cơ sở cai nghiện bắt
buộc và được sử dụng theo quy chế của cơ sở cai nghiện.
Khi đến cơ sở cai nghiện, bạn phải chấp hành nghiêm nội quy, mặc trang phục gọn gàng,
sạch sẽ, lịch sự; xuất trình đầy đủ giấy tờ đề nghị thăm gặp, tiếp xúc người
cai nghiện; chấp hành nghiêm nội quy khu thăm gặp và hướng dẫn của người có
trách nhiệm về thời gian, địa điểm tổ chức thăm gặp;
v.v.
Khi thăm gặp
thì người thân phải xuất trình:
1.
Văn bản, giấy tờ của chính quyền địa
phương hoặc cơ quan chức năng (được đóng dấu) xác nhận có quan hệ thân nhân với
học viên, hoặc giấy tờ khác chứng minh là thân nhân gia đình học viên.
2.
CMND hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu.
3.
Đơn đề nghị thăm gặp học viên theo mẫu.
4.
Khi vào trại, bạn sẽ được cấp 01 quyển sổ
thăm gặp, có cán bộ tiếp dân hướng dẫn các nội dung ghi trong sổ.
5.
Các văn bản, giấy tờ khác.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Chào bạn, Luật sư xin trả lời bạn như sau:
Theo quy định hiện nay, để xin xác nhận thông tin về cư trú, người dân thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cần chuẩn bị là điền tờ khai thông tin cư trú.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã để thực hiện thủ tục xác nhận cư trú hoặc gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Từ ngày 01/01/2024, có thể nộp hồ sơ qua ứng dụng VNeID hoặc qua dịch vụ công trực tuyến khác.
Bước 3: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ xác nhận thông tin về cư trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ; và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ; và hẹn trả kết quả cho người đăng ký.
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện; và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký.
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối; và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.
Bước 4: Nhận kết quả
Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Thời hạn giải quyết: Không quá 01 ngày làm việc. Trong trường hợp có thông tin cần xác minh, làm rõ thì thời hạn là 03 ngày làm việc.
Từ ngày 01/01/2024, theo quy định tại Thông tư 66:
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú theo yêu cầu của công dân. Trường hợp thông tin cần xác nhận về cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thời hạn giải quyết không quá 1/2 ngày làm việc.
Trường hợp nội dung yêu cầu xác nhận không có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
Trên đây là xin xác nhận thông tin về cư trú, nếu còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ www.luatphaply.com để được giải đáp.
Trân trọng!
Luật sư Nguyễn Văn Lý.
Chào bạn, Luật sư của Chân Thiện Mỹ tư vấn cho bạn như sau:
Chế độ thăm gặp người thân của người cai nghiện bắt buộc được
thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định 116/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Người cai nghiện được thăm gặp người thân tại phòng thăm gặp
của cơ sở cai nghiện bắt buộc, một tuần một lần, mỗi lần không quá 02 giờ và tối
đa không quá 03 thân nhân. Trường hợp gặp lâu hơn phải được Giám đốc cơ sở cai
nghiện bắt buộc đồng ý và tối đa không quá 04 giờ.
Theo khoản 2 Điều 3 Mẫu quy chế thăm gặp, nhận, gửi thư,
nhận tiền, quà và liên lạc của người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma
túy công lập - Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH quy định chế độ
thăm, gặp nhân thân của người cai nghiện như sau:
“2. Người cai nghiện được thăm gặp vợ,
chồng ở phòng riêng (một lần trong tháng, mỗi lần tối đa không quá 48 giờ) khi
thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Số thời gian đã chấp hành cai nghiện bắt buộc tối thiểu 03
tháng;
b) Trong thời gian cai nghiện có 2/3 số tháng xếp loại Tốt,
không có tháng xếp loại Kém theo Quy chế quản lý, đánh giá, xếp loại kết quả học
tập, cai nghiện và khen thưởng, kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy”
Căn cứ điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 5 Mẫu quy chế
thăm gặp, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà và liên lạc của người cai nghiện ma túy
tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập - Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc thăm, gặp thân nhân, đại diện
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác như sau:
“1. Thân nhân đến thăm, gặp người cai
nghiện phải là người có tên trong Sổ theo dõi thăm, gặp người cai nghiện và gửi
tiền, đồ lưu ký; trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ
thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân người cai nghiện và phải
có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi):
a) Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
...
4. Người cai nghiện được gặp vợ, chồng ở phòng riêng theo quy
định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế này phải có một
trong những giấy tờ cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều này và các giấy tờ
sau:
a) Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Trích lục kết hôn hoặc Giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban nhân dân cấp xã thể hiện thân nhân là vợ
hoặc chồng của người cai nghiện;
b) Đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của thân nhân người
cai nghiện đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy cơ sở cai nghiện,
thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm và các quy định pháp luật về dân số,
kế hoạch hóa gia đình hiện hành;
c) Người cai nghiện nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và
có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành quyết định áp dụng
biện pháp cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện.
…”
Như vậy trường hợp bạn đi thăm chồng đang thực hiện cai nghiện bắt buộc thì phải xuất
trình Căn cước công dân, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận của UBND xã
về tình trạng hôn nhân. Trong trường hợp bạn muốn gặp chồng ở phòng riêng
và chồng bạn đã chấp hành cai nghiện tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian cai nghiện có 2/3 số tháng xếp loại Tốt,
không có tháng xếp loại Kém theo Quy chế quản lý, đánh giá, xếp loại kết quả học
tập, cai nghiện và khen thưởng, kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy thì
cần nộp thêm Đơn xin gặp chồng ở phòng riêng (nếu có nhu cầu) và Giấy cam kết
không mang thai cũng như sử dụng các biện pháp tránh thai.
Mọi vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ bạn có thể liên hệ
với Luật sư của Chân Thiện Mỹ qua những phương thức sau:
Liên hệ qua Hotline hoặc Zalo:
0917 333 769 - Luật sư Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc
Công ty Luật Chân Thiện Mỹ
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
1/ Số 94 Nguyễn Hữu Tiến, phường Tây Thạnh, quận
Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Số 1/8A Quang Trung, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc
Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (đối diện Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn)
Liên hệ qua Email: lsnguyentrunghieu@gmail.com
Website: Công ty Luật Chân Thiện Mỹ
Luật sư Nguyễn Trung Hiếu.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư