Trả lời đơn thư
Ông Nguyễn Văn A có giấy tờ mua bán tài sản gắn liền với đất năm 1990 đối với thửa đất 123. Năm 1996 khi đo đạc bản đồ thì thửa đất trên mang tên bố của ông A, Năm 2001 bố ông A được cấp GCNQSD đất đối với thửa đất nêu trên. tại thời điểm cấp GCNQSD đất bố ông A đã mất và GCNQSD đất mang tên bố ông A và đã đuọc ông A nhận và lưu giữ sử dụng từ đó đến tháng 10 năm 2024. Đến tháng 10 năm 2024 ông A mới trình báo với UBND phường và thị xã yêu cầu huỷ giấy CNQSD đất nêu trên với lý do là do tại thời điểm năm 2021 cấp sai tên của ông A sang tên bố ông A (Ông A cũng cung cấp giấy tờ mua bản năm 1990). UBND phường đã thành lập tổ xác minh để xác minh lại nguồn gốc sử dụng thủa đất nêu trên, trong quả trình xác minh các thành viên thừa kết theo pháp luật của bố ông A dều khẳng định thửa đất nêu trên của bố ông A bán nhà nơi khác về mua (giao ông A đúng tên mua bán) và đã gửi đơn kiến nghị thực hiện phân chia tài sản thừa kế. UBND phường đã hoà giải không thành và hướng dẫn các bên khởi kiện ra Toàn án nhân dân. Vậy tôi xin hỏi quy trình giải quyết như thế là đúng chưa
3 Luật sư trả lời
Tranh chấp giữa ông A và người thừa
kế của bố ông A là tranh chấp đất đai.
Căn cứ khoản 2 Điều 235 Luật Đất đại
2024 quy định: “Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện
hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp…”
Căn cứ khoản 1 Điều 236 Luật Đất đai
2024 quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp hoặc một trong các
bên tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại
Điều 137 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án
giải quyết.”
Như vậy, quy trình giải quyết bắt
đầu từ việc hòa giải tại UBND xã. Nếu hòa giải không thành trong trường hợp đã
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố của ông A thì Tòa án nhân dân là cơ
quan có thẩm quyền giải quyết. Một trong các bên muốn Tòa án giải quyết phải nộp
đơn khởi kiện kèm với biên bản hòa giải không thành tại UBND xã thì mới đủ điều
kiện để thụ lý giải quyết
Tóm lại, quy trình làm việc của
UBND xã đã phù hợp với quy định của pháp luật.
Trân trọng.
Hi vọng nội dung tư vấn giúp ích cho bạn.
Lưu lại thông tin của Luật sư và add Zalo để
liên hệ khi cần:
Luật sư Nguyễn Thành Huân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật Sư 11 (120 - 122 Điện Biên Phủ, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh)
Điện thoại:
0979 800 000
Email:
luatsuhuan11@gmail.com
Website: https://luatsu11.vn
Luật sư Nguyễn Thành Huân.
Chào bạn,
Vui lòng liên hệ trực tiếp với VPLS Triển Luật chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Trân trọng.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Luật sư trả lời bạn như sau:
* Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở
Khoản 1 Điều 235 Luật Đất đai 2024 quy định:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật”
Đây là cách thức giải quyết được Nhà nước khuyến khích nhưng kết quả giải quyết không bắt buộc các bên phải thực hiện mà phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.
* Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã
Theo Khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 quy định:
“2. Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Như vậy, nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì phải thực hiện hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải
Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp; nếu hòa giải không thành thì tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có cách giải quyết khác nhau (khởi kiện, đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết).
Theo như câu hỏi của bạn thì UBND phường đã hoà giải không thành thì các bên có thể tiến hành khởi kiện ra Toà án hoặc đều nghị UBND huyện giải quyết tranh chấp.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Lĩnh vực Đất đai
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư