Tranh chấp đất đai
Mình muốn hỏi là bà ngoại mình mất mà không để lại di chúc, mà hồi xưa họp gia đình thì có chia cho nam 10 cao nữ 10 cao đất không tách để chung sổ bà ngoại đứng, không may bà ngoại mất thì người con út đại diện đứng tên đất giờ đất được bồi thường thì người con út này không chia ra cho anh chị trong nhà nói là đất của mình. Em muốn làm đơn kiện có được không ạ, vì đây là đất cha mẹ để lại chứ đâu phải đất của người con út làm ra. Em muốn hỏi có kiện được không ạ
7 Luật sư trả lời
Bạn cho rằng quyền lợi có mình bị
xâm phạm thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo thông tin bạn cung cấp, ông
bà ngoại mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật, mỗi
người con một phần bằng nhau. Do đó, người con út chiếm là của riêng là không đúng.
Tuy nhiên, cần phải xét đến việc ông
bà ngoài chết từ thời điểm nào để được xem còn thời hiệu để yêu cầu chia thừa kế
hay không. Bạn có thể tham khảo Điều 623 Bộ luât Dân sự 2015:
1. Thời hiệu để người thừa
kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản,
kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế
đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản
thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu
của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước,
nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này…”
Trân trọng.
Hi vọng nội dung tư vấn giúp ích cho bạn.
Lưu lại thông tin của Luật sư và add Zalo để
liên hệ khi cần:
Luật sư Nguyễn Thành Huân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật Sư 11 (120 - 122 Điện Biên Phủ, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh)
Điện thoại:
0979 800 000
Email:
luatsuhuan11@gmail.com
Website: https://luatsu11.vn
Luật sư Nguyễn Thành Huân.
Chào bạn! Liên quan tới vấn đề bạn đang thắc mắc Luật sư 24H HCMC trả lời như sau:
Theo quy địn của Bộ luật Dân sự về thừa kế, khi bà ngoại của bạn mất mà không để lại di chúc, tài sản của bà (bao gồm cả đất) sẽ được chia đều cho các người thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp này, các người con đều có ý kiến rằng tài sản này là của cả gia đình (không thuộc riêng của con Út) và có sự thống nhất trong cuộc họp gia đình rằng chia cho nam 10 cao - nữ 10 cao đất, thì sự thỏa thuận đó sẽ được tôn trọng theo tinh thần thừa kế chung.
Tuy nhiên, nếu người con út hiện đại diễn đã đứng tên vào sổ đỏ và không chia phần tài sản cho các anh chị khác, các anh chị có quyền khởi kiện để yêu cầu công nhận quyền thừa kế cả mình. Việc đứng tên trên sổ đỏ không tự động chuyển đổi tài sản thành tài sản riêng của người đó, mà chỉ là thủ tục hành chính. Quyền thừa kế của các thành viên khác trong gia đình vẫn được đảm bảo nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh cho sự thỏa thuận trong gia đình (ví dụ như biên bản họp gia đình, lời khai của người có uy tín chứng thực,..)
Trường hợp cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp và chi tiết hơn:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
ĐT/Zalo: 0973761188
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Chào bạn, về vấn đề bạn đặt ra như trên, chúng tôi có một
số ý kiến tư vấn như sau:
Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, mẹ bạn
hoặc các cậu, dì của bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu
Tòa án giải quyết, buộc người con út phải chia tiền được bồi thường cho các anh
chị em khác trong gia đình.
Trong trường hợp này, để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện
của mình, mẹ bạn và các cậu/dì của bạn phải nộp cho Tòa các tài liệu, chứng cứ
chứng minh nguồn gốc đất này là của bà ngoại bạn, khi bà ngoại còn sống có họp
gia đình chia cho các con đất không tách để chung sổ, khi bà ngoại mất thì người
con út chỉ đại diện đứng tên trên tài sản chung thôi nên khi được bồi thường đất
thì người con út có nghĩa vụ phải chia đều cho các anh chị em, v.v.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi theo những
thông tin mà bạn cung cấp. Để được tư vấn chính xác hơn trong trường hợp này, bạn
nên mang theo đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến văn phòng luật để được Luật
sư xem xét và tư vấn cụ thể.
Trên đây
là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn
yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui
lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí,
Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 –
077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Xin chào bạn,
Bà ngoại bạn mất và không để lại di chúc thì phần di sản của bà ngoại bạn sẽ được chia theo pháp luật.
Do đó, trong trường hợp này, đối với di sản của người mất để lại chưa được chia thì sẽ có 02 phương án:
- Phương án 1: các đồng thừa kế của bà ngoại bạn sẽ thoả thuận phân chia di sản thừa kế.
- Phương án 2: yêu cầu Toà án chia di sản theo quy định pháp luật.
Đối với mỗi phương án, sẽ có những ưu và khuyết điểm riêng, và trình tự thủ tục khác nhau. Do đó, bạn nên liên hệ trực tiếp luật sư để được tư vấn cụ thể.
Trên đây, là ý kiến tư vấn của Luật sư, bạn tham khảo.
Thân chào ./.
Luật sư Nguyễn Hoàng Anh.
Nếu bà không để lại di chúc thì những người thuộc hàng thừa kế của bà có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật. Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Hải Đức .
Trong trường hợp của bạn nếu có đủ hồ sơ thì bạn có quyền khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hãy gọi cho tôi theo sdt 0914.431.086 để được hướng dẫn một cách chi tiết và cụ thể nhất
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Lĩnh vực Đất đai
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư