GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

Bài viết pháp luật được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Dương Hoài Vân. Luật sư Dương Hoài Vân hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật sư Dương Hoài Vân có 16 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Hôn nhân & Gia đình, Di chúc - Thừa kế, Dân sự, Hình sự, Lao động - Bảo hiểm xã hội, Đầu tư,...Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh
chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể
giữa tập thể người lao động cùng làm việc trong doanh nghiệp hoặc một bộ phận của
doanh nghiệp với người sử dụng lao động. Khi xảy ra các tranh chấp lao động giữa
cá nhân người lao động hoặc tập thể người lao động với người sử dụng lao động
thì trước hết các bên phải thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp để giải quyết
tranh chấp. Nếu tiến hành thương lượng, hòa giải không thành thì một trong hai
bên có quyền khởi kiện tới các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết
dưới đây làm rõ quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp lao
động cá nhân.
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
–
Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân, theo đó:
“Cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao
gồm:
+
Hòa giải viên lao động;
+
Hội đồng trọng tài lao động;
+
Tòa án nhân dân.”
–
CSPL: Điều 187 Bộ luật Lao động 2019
2. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động của hòa giải viên lao động
–
Khi có tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp sẽ được đưa ra hòa giải viên lao
động để tiến hành hòa giải. Hòa giải viên lao động hướng dẫn các bên tranh chấp
dàn xếp, thương lượng nhằm đảm bảo lợi ích giữa các bên tranh chấp, ổn định sản
xuất, kinh doanh.
–
Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải chậm nhất năm ngày, kể từ ngày nhận
được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải, phải có mặt hai bên tranh chấp
hoặc đại diện được uỷ quyền của họ.
–
Hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Nếu hai
bên chấp nhận phương án hòa giải thì lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của
hai bên tranh chấp và của hòa giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành
các thoả thuận ghi trong biên bản hòa giải thành.
–
Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một bên tranh chấp vắng mặt đến lần
thứ hai theo giấy triệu tập hợp lệ mà không có lý do chính đáng, thì hòa giải
viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Bản sao biên bản phải được gửi
cho hai bên tranh chấp.
–
CSPL: Điều 188 Bộ luật Lao động 2019
3. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động
–
Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc trường hợp hết thời hạn
hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa
giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương
thức sau để giải quyết tranh chấp:
+
Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ
luật này;
+
Yêu cầu Tòa án giải quyết.
–
Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được
đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp Ban trọng tài lao động
không được thành lập hoặc hết thời hạn 30 ngày mà Ban trọng tài lao động không
ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết.
–
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh
chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành
lập để giải quyết tranh chấp.
–
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng
tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các
bên tranh chấp.
–
Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của
Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
– CSPL: Điều 189 Bộ luật Lao động 2019
4. Các trường hợp tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc qua thủ tục hòa giải
–
Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của
hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa
án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ
tục hòa giải:
+
Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+
Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
+
Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động
+
Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm
y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo
quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
– CSPL: Khoản 1, Điều 188 Bộ luật Lao động 2019
5. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
–
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động
cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
–
Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
–
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ
ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp
của mình bị vi phạm.
–
Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại
khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu
đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở
ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh
chấp lao động cá nhân.
–
CSPL: Điều 190 Bộ luật Lao động 2019
Trên đây là nội dung
bài viết về tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật, V&HM
Law gửi đến bạn đọc.
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ
với V&HM LAW FIRM qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc
098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty
Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH
Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân
Phú (Tầng 2).
Trân trọng./.
Lĩnh vực Lao Động
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư