Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo họ mẹ

Tại Việt Nam, thông thường con sinh ra sẽ được khai
sinh mang họ bố. Tuy nhiên, pháp luật không cấm trẻ khai sinh mang họ mẹ.
Theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ
tịch thì có 02 trường hợp con khai sinh có thể mang họ mẹ.
1. Các trường hợp
khai sinh theo họ mẹ:
Trường hợp 1: Do bố, mẹ thỏa thuận
Tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123, họ, chữ đệm,
tên và dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp
cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập
quán.
Như vậy, nếu bố mẹ có thỏa thuận, con có thể khai
sinh theo họ của mẹ mà không bắt buộc phải theo họ của bố.
Trường hợp 2: Không xác định được bố
Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định
trường hợp chưa xác định được bố thì khi đăng ký khai sinh, họ, dân tộc, quê
quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của
mẹ; phần ghi về bố trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Như vậy, nếu bố mẹ có thỏa thuận hoặc không xác
định được bố khi thực hiện khai sinh thì pháp luật hiện nay hoàn toàn cho phép
con khai sinh mang họ mẹ.
2. Thủ tục tiến hành:
Theo Luật Hộ tịch 2014, UBND cấp xã nơi cư trú của
người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Như vậy, trẻ sinh ra có
thể khai sinh theo mẹ (hộ khẩu hoặc tạm trú của mẹ) nếu cha, mẹ lựa chọn.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo mẹ và mang
họ mẹ được tiến hành không khác thủ tục đăng ký khai sinh thông thường.
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ chuẩn bị các
giấy tờ sau:
- Tờ khai theo mẫu;
- Giấy chứng sinh (Nếu không có giấy chứng sinh thì
nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm
chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Bước 2: Nộp giấy tờ tại UBND cấp xã nơi thường trú hoặc
nơi tạm trú của cha/mẹ.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy
khai sinh.
Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy
thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung
khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai
sinh. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào
Sổ hộ tịch.
Lưu ý: Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được
giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú, chứng nhận đăng ký kết hôn của cha mẹ
trẻ (nếu có)…
Trường hợp khai sinh đúng hạn (trong 60 ngày, kể từ
ngày sinh con) sẽ được miễn lệ phí.
Ngoài ra, thủ tục đăng ký khai sinh hiện nay còn được liên thông với đăng ký thường trú/tạm trú và làm bảo hiểm y tế cho trẻ.
Trên đây là ý kiến
tư vấn có tính chất tham khảo theo quy định pháp luật. Hy vọng sẽ giúp ích cho Quý
độc giả.
Trân trọng!
Lĩnh vực Hôn Nhân & Gia Đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư