THỦ TỤC HÒA GIẢI LY HÔN TẠI TÒA
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Phan Đức Tín. Luật sư Phan Đức Tín là người sáng lập Công ty Luật TNHH Đức Tín và Cộng sự. Luật sư Tín đã tham gia tư vấn, giải quyết thành công nhiều vụ việc chuyên về các lĩnh vực như: Hình sự, doanh nghiệp ,hôn nhân gia đình, dân sự...
>> Tư vấn miễn phí với Luật sư Phan Đức Tín.
Như chúng ta đã biết, hiện nay khi ly hôn, Nhà nước khuyến khích hòa giải tại cơ sở và bắt buộc hòa giải tại Tòa án. Hòa giải là một phương thức giải quyết các vụ việc trong lĩnh vực dân sự, thương mại và các vụ việc hôn nhân gia đình cũng không ngoại lệ. Hòa giải ly hôn tại Tòa án là việc Tòa án với cương vị bên thứ ba đứng ra tổ chức phiên hòa giải giữa hai vợ/chồng.
Tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. Theo quy định từ Điều 208 đến Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (sau đây gọi là BLTTDS 2015) thì thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án được tiến hành như sau:
1. Thủ tục thông báo phiên họp hoà giải ly hôn
Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp (Khoản 1 Điều 208 BLTTDS 2015).
2. Thành phần phiên hòa giải ly hôn
Thành phần phiên hòa giải được quy định tại Khoản 1 Điều 209 BLTTDS 2015, bao gồm:
a) Thẩm phán;
b) Thư ký Tòa án;
c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
e) Người phiên dịch (nếu có).
Ngoài ra, trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Trình tự phiên hòa giải ly hôn
Thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án được thực hiện như sau (Điều 210 BLTTDS 2015):
- Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
- Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
- Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
- Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
- Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
- Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Sau khi Tòa án tiến hành các thủ tục hòa giải như trên, theo quy định tại Điều 397 BLTTDS 2015 sẽ xảy ra các trường hợp như sau:
- Trường hợp khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
- Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự nếu: hai bên thực sự tự nguyện ly hôn; hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; và sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
- Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.
Trên đây là toàn bộ trình tự, thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn về thời gian xử lý đơn ly hôn của Tòa án.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình? Hãy chọn ngay một Luật sư phù hợp và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.
Luật sự Nguyễn Thanh Thanh tư vấn về quyền nuôi con sau ly hôn.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Tranh tụng, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Lao động, Kinh doanh, Thương mại.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh hiện là Luật sư điều hành của TP Law Firm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và tham gia tranh tụng, Luật sư Thanh đã giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách xuất sắc.
TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Hôn Nhân & Gia Đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư