iLAW
iLAW
  • Tìm luật sư
    • Bảo hiểm
      • Bảo hiểm nhân thọ
      • Bảo hiểm thất nghiệp
      • Bảo hiểm xã hội
      • Bảo hiểm xe
      • Bảo hiểm y tế
    • Dân sự
      • Giấy uỷ quyền cá nhân
      • Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
      • Hợp đồng vay tài sản
      • Khởi kiện dân sự
      • Sở hữu tài sản cá nhân
      • Thu hồi nợ
      • Tranh chấp dân sự
      • Vay tiền cá nhân
      • Vay tiền ngân hàng
    • Đất đai
      • Cho thuê nhà đất
      • Mua bán nhà đất
      • Quyền sử dụng đất
      • Tranh chấp đất đai
      • Xây dựng
    • Doanh nghiệp
      • Bảo hiểm cháy nổ
      • Đấu thầu
      • Đầu tư
      • Giải thể, phá sản doanh nghiệp
      • Hợp đồng kinh tế
      • Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
      • Thành lập doanh nghiệp
      • Xử lý nợ
      • Xuất nhập khẩu
    • Giao thông - Vận tải
      • Mua bán xe
      • Tai nạn giao thông
    • Hành chính
      • Di trú
      • Hộ tịch
      • Khởi kiện hành chính
      • Nghĩa vụ quân sự
    • Hình sự
      • Bào chữa
      • Bào chữa cho người chưa thành niên
      • Bào chữa tội buôn lậu, tội kinh tế
      • Bào chữa tội đánh bạc
      • Bào chữa tội giết người
      • Bào chữa tội hiếp dâm, dâm ô, mại dâm
      • Bào chữa tội khác
      • Bào chữa tội ma tuý
      • Bào chữa tội tham nhũng, hối lộ
      • Chiếm đoạt tài sản
      • Cố ý gây thương tích
    • Hôn nhân gia đình
      • Chia tài sản ly hôn
      • Giành quyền nuôi con
      • Ly hôn
      • Ly hôn blog
      • Ly hôn có yếu tố nước ngoài
      • Ly hôn đơn phương
      • Ly hôn thuận tình
      • Nhận con nuôi
    • Lao động
      • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
      • Hợp đồng lao động
      • Kỷ luật lao động
      • Lao động nước ngoài
      • Sa thải
      • Tranh chấp lao động
    • Sở hữu trí tuệ
      • Kiểu dáng công nghiệp
      • Nhãn hiệu
      • Quyền tác giả
      • Sáng chế
    • Thừa kế - Di chúc
      • Di chúc
      • Khai nhận di sản
      • Phân chia di sản
      • Tranh chấp thừa kế
    • Thuế
      • Phí và lệ phí
      • Thuế doanh nghiệp
      • Thuế giá trị gia tăng
      • Thuế thu nhập cá nhân
      • Thuế tiêu thụ đặc biệt
      • Thuế xuất nhập khẩu
  • Tư vấn pháp luật
    • Bài viết pháp luật
      • Bảo hiểm
      • Dân sự
      • Đất đai
      • Doanh nghiệp
      • Giao thông - Vận tải
      • Hành chính
      • Hình sự
      • Hôn nhân gia đình
      • Lao động
      • Sở hữu trí tuệ
      • Thừa kế - Di chúc
      • Thuế
    • Câu hỏi pháp luật
      • Bảo hiểm
      • Dân sự
      • Đất đai
      • Doanh nghiệp
      • Giao thông - Vận tải
      • Hành chính
      • Hình sự
      • Hôn nhân gia đình
      • Lao động
      • Sở hữu trí tuệ
      • Thừa kế - Di chúc
      • Thuế
    • Biểu mẫu
      • Bảo hiểm
      • Dân sự
      • Đất đai
      • Doanh nghiệp
      • Giao thông - Vận tải
      • Hành chính
      • Hình sự
      • Hôn nhân gia đình
      • Lao động
      • Sở hữu trí tuệ
      • Thừa kế - Di chúc
      • Thuế
  • Dịch vụ pháp lý
  • Đặt câu hỏi miễn phí
  • Đăng nhập
Bài viết pháp luật
  1. Bài viết pháp luật
  2. Hình Sự  
  3. Tòa án là gì? chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Toà án được quy định như thế nào?
15/03/2022

Tòa án là gì? chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Toà án được quy định như thế nào?

Tòa án là gì? chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Toà án được quy định như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn & chia sẻ kinh nghiệm thực tế bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân.

LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn. 


Từ xưa, một người có oan khuất thường tìm đến cửa quan để đánh trống kêu oan mong được minh xét. “
Tòa án” lúc bấy giờ chưa được gọi là Tòa án, nhưng khái niệm về một mô hình có chức năng bảo vệ công lý như vậy thời nào cũng có và luôn được chú trọng. Ở giai đoạn sơ khai của văn minh loài người, công lý được thể hiện khá rõ nét thông qua cơ chế dĩ oán báo oán, với nguyên tắc “công bằng”: mắt đền mắt, răng đền răng. Giai đoạn tiếp theo, các hình thức bồi thường, phạt vạ xuất hiện nhằm đảm bảo tinh thần hòa hảo trong nội bộ tổ chức. Đến giai đoạn thứ ba, để duy trì hòa bình, trật tự, ổn định của toàn xã hội, thiết chế Tòa án đã được thành lập để thẩm định, đánh giá mức độ thiệt hại, từ đó hoà giải, điều đình cho các xung đột giữa các cá nhân trong xã hội. Công lý và tư pháp xét xử đã vững bước song hành từ những bước phát triển của lịch sử như vậy. 


Tòa án, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam - tại Điều 102 Hiến pháp năm 2013, được ghi nhận là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và bảo vệ quyền công dân. Các quy định này thậm chí còn được đặt trước các quy định về bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Với vị trí đặc biệt quan trọng như trên, vậy Tòa án thật sự là gì? Bài viết dưới đây của iLaw sẽ gửi đến bạn một cái nhìn tổng quan nhất về cơ quan này.

 

1. Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp 

Quyền tư pháp là quyền xét xử, là việc nhân danh nhà nước giải quyết tranh chấp, giải quyết xung đột xã hội bằng việc xét xử, thông qua thủ tục xét xử do luật định. Là một trong ba nhánh quyền lực nhà nước theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”, quyền tư pháp phân biệt với quyền lập pháp (định hình chính sách và tạo lập cơ sở pháp lý) và quyền hành pháp (quản lý nhà nước, thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật) không chỉ ở nội dung mà còn là ở hình thức thực hiện và cơ quan thực hiện. Quyền tư pháp có đặc trưng độc lập, tức không phụ thuộc vào bất cứ tác động nào từ bên trong và bên ngoài trong quá trình thực thi quyền lực, chủ thể quyền tư pháp hay là chủ thể quyền xét xử phải được đặt ở vị trí độc lập. Chủ thể quyền tư pháp đang được nói đến không ai khác chính là Tòa án. 


Tại Việt Nam, Tòa án là một trong những cơ quan thuộc hệ thống bộ máy nhà nước, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thực hiện quyền tư pháp - có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.


Theo Hiến pháp năm 1946, các toà án được gọi là cơ quan tư pháp. Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các toà án quân sự là các cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Theo quy định của Hiến pháp năm 1980, Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các toà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng nhà nước có thể quyết định thành lập toà án đặc biệt. Còn ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, theo quy định của pháp luật. Theo Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001, bổ sung thêm các toà án khác. Đối với các toà án nhân dân địa phương, việc quản lý về mặt tổ chức có sự biến động so với trước đây. Từ năm 1946 đến 1960 do Bộ Tư pháp quản lý. Từ năm 4960 đến 4980 do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý. Từ năm 1980 đến năm 1992 do Bộ Tư pháp cùng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý; từ năm 1992 đến năm 2001 do Bộ Tư pháp quản lý. Từ năm 2002 đến nay do Chánh án Toà án nhân dân tối cao trực tiếp quản lý.

 

2.    Cơ cấu tổ chức của Tòa án

Tổ chức của Tòa án nhân dân Việt Nam gồm bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; các Toà án quân sự.


2.1. Tòa án nhân dân tối cao

Đây là tòa án nhân dân cấp cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Tòa án nhân dân tối cao không thực hiện nhiệm vụ xét xử phúc thẩm mà chỉ thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác. Tòa này xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nhiệm kỳ của Tòa án nhân dân tối cao là 5 năm.

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm có:

-  Hội đồng Thẩm phán, tổng số không quá 17 người;

-  Tòa án quân sự trung ương;

-  Các tòa chuyên trách: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính;

-  Các Tòa phúc thẩm Tối cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh;

-  Bộ máy giúp việc gồm: Ban Thanh tra, Ban Thư ký, Vụ tổ chức


2.2. Tòa án nhân dân cấp cao 

Đây là cấp tòa có thẩm quyền xét xử trên phạm vi nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị đồng thời giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng 3 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

Hiện nay, có ba tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam: Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội, Tòa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng, Tòa án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh.

        

2.3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Các nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định ở điều 37 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 như sau: xét xử sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật; phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật; kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:

- Ủy ban Thẩm phán;

- Các tòa chuyên trách gồm Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên;

- Bộ máy giúp việc: Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn.


2.4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án cấp này tương đối đơn giản: sơ thẩm vụ việc và giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

Bộ máy tổ chức vì thế cũng gọn nhẹ, chỉ bao gồm các tòa chuyên trách (Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính) và bộ máy giúp việc


2.5. Tòa án Quân sự các cấp

Tòa án quân sự là những tòa án thuộc hệ thống Tòa án nhân dân Việt Nam, được tổ chức và đảm nhiệm công tác xét xử hình sự trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Hệ thống các tòa án quân sự có 3 cấp: Tòa án quân sự trung ương; các Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực. Các Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:

- Quân nhân tại ngũ, công nhân, nhân viên quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối hợp chiến đấu với quân đội và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;

- Những người không thuộc các đối tượng quy định ở điểm 1 nói trên, nhưng phạm các tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội;

Hoạt động xét xử của các Tòa án quân sự chịu sự giám đốc xét xử của Tòa án nhân dân tối cao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  

3. Nguyên tắc hoạt động của Tòa án

 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định Tòa án phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia.

2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

3. Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ một số trường hợp đặc biệt như cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.

4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.

  

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án

4.1. Nhiệm vụ

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

 

4.2. Quyền hạn

Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014, Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.


Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự thì Tòa án có quyền: xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của một số người tiến hành tố tụng và luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu; trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; yêu cầu được trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

 

 5.   Tòa án trong văn hóa đại chúng

Hiện nay, có một số đề xuất cho rằng ngành Tòa án nên có biểu tượng riêng, vừa để biểu dương sự nghiêm minh của Tòa án, vừa để hình ảnh Tòa án được công chúng nhận diện dễ dàng hơn. Tòa án Nhân dân tối cao hiện đang đưa ra phác thảo vua Lý Thái Tông với các chi tiết cầm sách, cầm gươm hoặc cầm cái cân. 


Trên thế giới, phổ biến hơn cả vẫn là biểu tượng Nữ Thần Công Lý bởi ba yếu tố đặc trưng thể hiện sâu sắc bản chất bảo vệ công lý của Tòa án. Thứ nhất là tay phải cầm cái cân thể hiện cho sự rạch ròi đúng sai, thứ hai là tay trái cầm gươm thể hiện sự uy nghiêm, thứ ba là tấm vải bịt mắt thể hiện tinh thần mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và mọi phán quyết được ra bởi công lý đều không thể bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài.


Trong phim ảnh, nhân vật Bao Thanh Thiên phá án như thần của Trung Quốc cũng đã từng là biểu tượng công lý của rất nhiều người. Qua Bao Thanh Thiên, người ta gửi gắm niềm tin công lý của mình vào một xã hội nơi mà “thượng phương bảo kiếm” có thể thắng được “kim bài miễn tử”, nơi mà pháp luật được thượng tôn, nơi mà Tòa án là do nhân dân - vì nhân dân và là hiện thân của công lý được bảo vệ.

 

iLAW tin rằng bài viết trên đây đã mang đến cho các bạn khái niệm về Tòa án, giúp cho các bạn có cái nhìn toàn cảnh về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án và hình ảnh của Tòa án trong cuộc sống đời thường. Nếu muốn hiểu hơn về Tòa án và các khái niệm liên quan, hãy tiếp tục xem các bài viết khác của chúng tôi trên website này.


TIN LIÊN QUAN:

Danh bạ 500+ Luật sư Hình sự toàn quốc

Hoãn thi hành án hình sự

Bộ luật Tố tụng Hình sự

Câu hỏi hình sự


  0902 559 587
NGUYỄN ĐỨC THẮNG Ý
Luật sư: NGUYỄN ĐỨC THẮNG Ý
Ads

135 nhận xét

Đánh giá của iLAW:  9.3  

  • Gọi

  • 0906345181

    Nhắn tin
    Mức phí
    Hồ sơ
    Nguyễn Đình Thơ
    Luật sư: Nguyễn Đình Thơ
    Ads

    2 nhận xét

    Đánh giá của iLAW:  9.3  

  • Gọi

  • 0913460889

    Nhắn tin
    Mức phí
    Hồ sơ
    Lê Văn Quang
    Luật sư: Lê Văn Quang
    Ads

    53 nhận xét

    Đánh giá của iLAW:  9.5  

  • Gọi

  • 0965912929

    Nhắn tin
    Mức phí
    Hồ sơ

    Các thông tin hữu ích khác

    1. Tội hủy hoại tài sản của người khác bị xử phạt như thế nào?
    2. Luật sư tranh tụng giỏi- Làm thế nào tìm kiếm Luật sư tranh tụng giỏi?
    3. Làn sóng cho vay lãi nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với người dân kinh tế yếu
    4. Top 5 luật sư giỏi Nam Từ Liêm Hà Nội
    5. TOP 5 VĂN PHÒNG LUẬT, CÔNG TY LUẬT NỔI TIẾNG VÀ UY TÍN TẠI QUẬN TÂN PHÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    6. GIÁN TIẾP LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

    Lĩnh vực Hình Sự

    1. Bào chữa
    2. Cố ý gây thương tích
    3. Chiếm đoạt tài sản

    Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?


    Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi

    Đặt câu hỏi

    - hoặc -

    Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..

    Tìm kiếm luật sư

    Duyệt tìm Luật sư

    • Theo lĩnh vực
    • Theo tỉnh thành
    • Bảo hiểm
    • Dân sự
    • Đất đai
    • Doanh nghiệp
    • Giao thông - Vận tải
    • Hành chính
    • Hình sự
    • Hôn nhân gia đình
    • Lao động
    • Sở hữu trí tuệ
    • Thừa kế - Di chúc
    • Thuế
    • Thành phố Hà Nội
    • Thành phố Hồ Chí Minh
    • Thành phố Đà Nẵng
    • Thành phố Cần Thơ
    • Thành phố Hải Phòng
    • Tỉnh An Giang
    • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
    • Tỉnh Bắc Giang
    • Tỉnh Bắc Kạn
    • Tỉnh Bạc Liêu
    • Tỉnh Bắc Ninh
    • Tỉnh Bến Tre
    • Tỉnh Bình Định
    • Tỉnh Bình Dương
    • Tỉnh Bình Phước
    • Tỉnh Bình Thuận
    • Tỉnh Cà Mau
    • Tỉnh Cao Bằng
    • Tỉnh Đắk Lắk
    • Tỉnh Đắk Nông
    • Tỉnh Điện Biên
    • Tỉnh Đồng Nai
    • Tỉnh Đồng Tháp
    • Tỉnh Gia Lai
    • Tỉnh Hà Giang
    • Tỉnh Hà Nam
    • Tỉnh Hà Tĩnh
    • Tỉnh Hải Dương
    • Tỉnh Hậu Giang
    • Tỉnh Hoà Bình
    • Tỉnh Hưng Yên
    • Tỉnh Khánh Hòa
    • Tỉnh Kiên Giang
    • Tỉnh Kon Tum
    • Tỉnh Lai Châu
    • Tỉnh Lâm Đồng
    • Tỉnh Lạng Sơn
    • Tỉnh Lào Cai
    • Tỉnh Long An
    • Tỉnh Nam Định
    • Tỉnh Nghệ An
    • Tỉnh Ninh Bình
    • Tỉnh Ninh Thuận
    • Tỉnh Phú Thọ
    • Tỉnh Phú Yên
    • Tỉnh Quảng Bình
    • Tỉnh Quảng Nam
    • Tỉnh Quảng Ngãi
    • Tỉnh Quảng Ninh
    • Tỉnh Quảng Trị
    • Tỉnh Sóc Trăng
    • Tỉnh Sơn La
    • Tỉnh Tây Ninh
    • Tỉnh Thái Bình
    • Tỉnh Thái Nguyên
    • Tỉnh Thanh Hóa
    • Tỉnh Thừa Thiên Huế
    • Tỉnh Tiền Giang
    • Tỉnh Trà Vinh
    • Tỉnh Tuyên Quang
    • Tỉnh Vĩnh Long
    • Tỉnh Vĩnh Phúc
    • Tỉnh Yên Bái

    Đánh giá (Rating) của iLAW

    1. Hệ thống Đánh giá (Rating) trên iLAW hoạt động như thế nào

    iLAW đưa ra Đánh giá (Rating) dựa trên các thông tin do Luật sư cung cấp trong trang cá nhân của Luật sư và các thông tin mà iLAW thu thập được (ví dụ, các thông tin do Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư hoặc các Sở tư pháp công bố...). Thêm vào đó, thuật toán thông minh (Smart Agorithm) trên hệ thống iLAW cũng nhận diện và tự động cập nhật thường xuyên những thay đổi (tăng hoặc giảm) của Đánh giá (Rating). 

    2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến Đánh giá (Rating) của iLAW

    Kinh nghiệm và bằng cấp

    Số năm kinh nghiệm hành nghề của Luật sư, học vấn, bằng cấp chuyên môn hoặc các bằng cấp trong các lĩnh vực liên quan mà Luật sư đạt được.

    Thành tựu trong nghề nghiệp

    Các giải thưởng, vinh danh, bằng khen…của cá nhân Luật sư hoặc của văn phòng/công ty nơi Luật sư làm việc.

    Danh tiếng và uy tín trong nghề

    Mức độ tích cực của các Nhận xét (reviews) và đánh giá sao (từ 1 sao đến 5 sao) chất lượng dịch vụ pháp lý từ khách hàng cũ và Đánh giá của luật sư đồng nghiệp đối với Luật sư.

    Đóng góp cho nghề

    Luật sư có xuất bản các sách chuyên ngành pháp lý, các bài viết, chia sẻ quan điểm pháp lý trên các báo, tạp chí, các tham luận, trình bày tại các hội thảo chuyên ngành pháp lý...

    Đóng góp cho cộng đồng

    Luật sư tích cực tham gia trả lời miễn phí các Câu hỏi của khách hàng, chia sẻ miễn phí các thông tin pháp lý hữu ích, các biểu mẫu, mẫu hợp đồng cho khách hàng trên iLAW.

    3. Các mức độ của Đánh giá (Rating) của iLAW

    Kết quả Đánh giá (Rating) trên hệ thống iLAW được chia làm 04 mức độ tương ứng, phản ánh thông tin toàn diện về Luật sư và chất lượng cũng như uy tín của dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp:

    10 - 9.0: Xuất sắc 

    8.9 - 8.0: Rất tốt 

    7.9 - 7.0: Tốt 

    6.9 - 6.0: Trung bình

    • Về chúng tôi
    • Điều khoản sử dụng
    • Dành cho người dùng
    • Dành cho Luật sư
    • Chính sách bảo mật
    • Nội quy trang Nhận xét
    • Đánh giá của iLAW

    Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh

    Tầng 6,7 Toà nhà Friendship, số 31 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

    Điện thoại: (028) 7303 2868

    Email: cskh@i-law.vn

    GCNĐKKD số 0314107106 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày 10/11/2016

    iLAW chỉ cung cấp thông tin và nền tảng công nghệ để bạn sử dụng thông tin đó. Chúng tôi không phải là công ty luật và không cung cấp dịch vụ pháp lý. Bạn nên tham vấn ý kiến Luật sư cho vấn đề pháp lý mà bạn đang cần giải quyết. Vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụng và Chính sách bảo mật khi sử dụng website.

    © iLAW Inc. All Rights Reserved 2019