Cơ quan xử lý tranh chấp- lĩnh vực lao động
Hi vọng Luật sư có thể hỗ trợ em sớm nhất có thể trong việc giải đáp thắc mắc này với ạ. Em cảm ơn rất nhiều ạ 😭😭. Chuyện là em trai em có làm việc cho 1 công ty. Trong hợp đồng đào tạo thì em trai em cam kết là sẽ làm việc cho công ty 3 năm sau khi học xong (học phí và BHXH công ty đóng). Khi về thì em trai em có 2 lần kí hợp đồng làm việc 1 năm với công ty nhưng mà sau khi hết hạn hợp đồng thứ 2 thì công ty không ký nữa. Vậy là mới có 2 năm nên công ty bắt em trai em phải hoàn trả học phí, bây giờ em em đang rất hoảng, và theo em thì công ty làm vậy là không hợp lí do không thoả thuận về việc này trong hợp đồng, hi vọng Luật sư có thể tư vấn cho em về cơ quan giải quyết tranh chấp và thủ tục để em có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp được không ạ? Nếu mà Luật sư dành cho em thời gian giải đáp thì tốt quá ạ
3 Luật sư trả lời
Chào em!
Thông tin chị đưa ra chưa đầy đủ, nên Luật sư chưa thể tư vấn chi tiết được. Chị cần liên hệ ngay luật sư để được hỗ trợ.
Cần tư vấn thêm vui lòng LH Luật sư Quang:
Tel (Zalo): 0909.6464.82
Mail: luatsusaigon@gmail.com
Địa chỉ: Số 48, Đường số 10, KDC Vĩnh Lộc, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP. HCM
Luật sư Lê Hồng Quang.
Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi luật sư trả lời như sau:
Em trai bạn không làm việc năm thứ 3 nếu do phía công ty không ký hợp đồng, không bố trí công việc thì không phải do lỗi của em trai của bạn, trường hợp này không phải bồi thường, nếu không có thoả thuận khác;
Nếu việc không làm việc năm thứ 3 do lỗi của em trai của bạn thì em bạn phải bồi thường theo thoả thuận, nếu không có thoả thuận khác;
Để rõ hơn, em bạn cần đem theo hợp đồng đào tạo gặp một luật sư để xem nội dung và tư vấn rõ hơn.
Luật sư Nguyễn Thanh Hải.
Chào bạn,
Bộ luật Lao động 2019 quy định
về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí
đào tạo nghề như sau:
“Điều 62. Hợp đồng đào tạo
nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp
đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ,
kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử
dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải
làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải
có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và
tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải
làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách
nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử
dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người
lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm
các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập,
trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người
học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào
tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh
hoạt trong thời gian đào tạo.”
Có thể thấy, thời hạn cam kết
làm việc sau đào tạo và trách nhiệm hoàn trả cho phí đào tạo là những nội dung
bắt buộc của hợp đồng đào tạo nghề. Do đó, người sử dụng lao động khi cử người
lao động đi đào tạo nghề hoàn toàn có quyền yêu cầu người lao động cam kết làm
việc dài hạn sau khi được đào tạo. Nếu người lao động vi phạm cam kết về thời
gian làm việc sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều
40 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
“Điều 40. Nghĩa vụ của người
lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi
việc.
2. Phải bồi thường cho người
sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền
tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người
sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Như vậy, pháp luật hiện
hành quy định trường hợp người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo trong trường
hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Tóm lại, việc hoàn trả chi
phí đào tạo chỉ diễn ra trong các trường hợp sau:
1. Người lao động vi phạm cam kết đào tạo trong hợp đồng đào tạo
2. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
3. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật
nhưng vi phạm cam kết đào tạo.
Đối với trường hợp của em
trai bạn, trong hợp đồng đào tạo em trai em cam kết là sẽ làm việc cho công ty
3 năm sau khi học xong. Sau khi đào tạo xong thì em trai bạn có 2 lần kí hợp đồng
làm việc 1 năm với công ty nhưng mà sau khi hết hạn hợp đồng thứ 2 thì công ty
không ký nữa. Việc không làm việc cho công ty 3 năm sau khi đào tạo là do phía
công ty không ký hợp đồng, không bố trí công việc thì không phải do lỗi của em
trai của bạn, trường hợp này không thuộc trường hợp phải hoàn trả chi phí đào đạo,
nếu không có thỏa thuận khác. Để đảm bảo quyền lợi một cách tốt nhất, em trai bạn
cần cung cấp hợp đồng đào tạo để chúng tôi có thể nghiên cứu và tư vấn chi tiết
hơn.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy
liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A,
Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số
2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900
– 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn
- contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
Lĩnh vực Lao động
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư