Hôn nhân gia đình
Tôi và chồng , chung sống như vợ chồng nay hơn 10 năm , và có một đứa con chung được 7t , nhưng không có đăng ký kết hôn , giờ hai vợ chồng sống không còn hợp với nhau nữa giờ chia tay , xin hỏi con tôi có được quyền lợi gì từ cha của con tôi không, chúng tôi không có tài sản chung của chồng tôi thì có tài sản xin tư vấn giúp
5 Luật sư trả lời
Theo quy định của pháp luật thì không đăng ký kết hôn từ năm 2014 đến nay thì không được công nhận là vợ chồng, hai anh chị lại không có tài sản chung nên chị có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con chung thôi chị nhé.
Luật sư Phạm Đức Huy.
Luật sư Nguyễn Văn Quảng tư vấn:
Chào bạn Trịnh
Thị Mộng Tuyền,
Theo quy định
pháp luật về hôn nhân & gia đình hiện hành hai bạn không đăng ký kết hôn sẽ
không được công nhận là vợ chồng. Hai bạn không có tài sản chung, khi chấm dứt
sống chung bạn có thể yêu cầu anh ấy hoặc nhờ pháp luật giải quyết việc chu cấp
nuôi dưỡng cho con chung. Ngoài ra, con chung của hai bạn còn có thể được hưởng
tài sản thừa kế từ bố nếu bố để lại thừa kế cho con chung hoặc được chia thừa kế
theo pháp luật trong trường hợp người bố mất không để lại di chúc.
Bạn có thể
liên hệ với Luật sư theo các phương thức sau được tư vấn và hỗ trợ cụ thể cho vấn đề của mình. Chúng
tôi hy vọng có thể tư vấn và hỗ trợ bạn tích cực … đối với trường hợp này.
Liên hệ qua Hotline/Zalo: 0914.500518, Luật sư Nguyễn
Văn Quảng - Giám đốc điều hành Công ty Luật Sứ Mệnh Vàng.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: Số 11 Tân An 2, phường
Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Liên hệ qua Email: luatsumenhvang@gmail.com
Website: www.lsdanang.com
Luật sư Nguyễn Văn Quảng
Trân trọng,
Luật sư Nguyễn Văn Quảng.
Bạn và cha của đứa nhỏ sống chung
với nhau như vợ chồng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Tuy nhiên, về vấn đề con chung sẽ được được giải quyết theo quy định về quyền,
nghĩa vụ của cha mẹ và con (Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
Theo đó, hai người có thể thỏa
thuận về việc ai trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Nếu không thỏa thuận được
thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và khi con đã 7 tuổi thì Tòa án phải xem xét nguyện
vọng con muốn ở với ai.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con
phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định tại Điều 107, Điều 110 Luật Hôn
nhân và gia đình 2014.
“Điều
107. Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ
cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa
ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp
dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người
khác.
2. Trong
trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu
cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa
án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật
này."
"Điều
110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có
nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không
sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng
con."
Như vậy, nếu người cha không trực
tiếp nuôi dưỡng thì phải cấp dưỡng cho con đến đủ 18 tuổi. Nếu người cha trốn
tránh thì bạn có thể yêu cầu Tòa án buộc người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
của mình.
Trân trọng.
Hi vọng nội dung tư vấn giúp ích cho bạn.
Lưu lại thông tin của Luật sư và add Zalo để
liên hệ khi cần:
Luật sư Nguyễn Thành Huân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật Sư 11 (120 - 122 Điện Biên Phủ, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh)
Điện thoại:
0979 800 000
Email:
luatsuhuan11@gmail.com
Website: https://luatsu11.vn
Luật sư Nguyễn Thành Huân.
Chào bạn, Luật sư của Chân Thiện Mỹ tư vấn cho bạn như sau:
Về vấn đề con
chung được giải quyết ra sao nếu cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì tại Điều 15 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con
trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn.
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền,
nghĩa vụ của cha mẹ và con.”
Do vậy, nam, nữ
sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì quyền nuôi con
chung vẫn được giải quyết tương tự như đã kết hôn.
Theo Điều 81 Luật
hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền,
nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật
khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp
nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp
không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi
căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải
xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ
trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp
với lợi ích của con.”
Theo đó, Tòa án
sẽ xem xét các yếu tố như: chỗ ở, thu nhập, khả năng chăm sóc, nuôi dạy con của
hai bên để xác định ai là người trực tiếp nuôi con. Trường hợp, con từ đủ 07 tuổi
trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Ngoài ra, bạn có quyền yêu cầu
cha của con bạn thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con trưởng thành
trong trường hợp bạn được Tòa án giao quyền trực tiếp nuôi dưỡng con chung.
Mọi vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ bạn có thể liên hệ với
Luật sư của Chân Thiện Mỹ qua những phương thức sau:
Liên hệ qua Hotline hoặc Zalo:
0917 333 769 - Luật sư
Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc Công ty Luật Chân Thiện Mỹ
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
1/ Số 94 Nguyễn Hữu Tiến, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú,
Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Số 1/8A Quang Trung, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn,
Thành phố Hồ Chí Minh (đối diện Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn)
Liên hệ qua Email: lsnguyentrunghieu@gmail.com
Website: Công ty Luật Chân Thiện Mỹ
Luật sư Nguyễn Trung Hiếu.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Văn phòng Luật sư Triển Luật của chúng tôi. Sau đây là câu trả lời của chúng tôi về câu hỏi của bạn:
Bạn không nói rõ Giấy khai sinh con của bạn có ghi tên người cha vào hay chưa?
Nên chúng tôi giả thiết là trên Giấy khai sinh con của bạn đã có tên người cha để thuận tiện tư vấn nhé.
Điều 15 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định như
sau:
“Điều
15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của
cha mẹ và con”
Điều 69 Luật hôn nhân gia đình 2014
quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:
“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1.
Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con
phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu
thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2.
Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Như vậy, trường hợp cha, mẹ không
đăng ký kết hôn, thì cha, mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con theo quy định
pháp luật.
Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 có quy
định về những người thừa kế theo pháp Luật như sau:
“Điều
651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo
thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,
cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người
chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột
của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột;
chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo quy định trên, con của bạn vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Con bạn vẫn có quyền hưởng thừa kế từ chồng của bạn dù cho hai người không đăng ký kết hôn. Ngoài ra, nếu chồng bạn không trực tiếp chăm sóc con thì còn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định pháp luật.
Trường hợp Giấy khai sinh con của bạn chưa có ghi tên người cha, thì bạn cần yêu cầu người cha làm thủ tục xác nhận cha con tại Ủy ban nhân dân và chỉnh sửa lại Giấy khai sinh nhé; nếu người cha không đồng ý thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu xác nhận cha cho con, rồi mới được xác lập những quyền lợi như chúng tôi đã tư vấn ở trên nhé.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng luật sư
Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn
đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A
(Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ:
0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư