ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MỚI NHẤT
Bài viết được tư vấn chuyên môn & chia sẻ kinh nghiệm thực tế bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân.
LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn.
Quyền con người là một trong những quyền cơ bản nhất được quy định tại Hiến pháp. Liên quan đến các vụ việc trong đời sống, trợ giúp pháp lý được xem là chế định quan trọng để bảo vệ quyền con người trong một số trường hợp. Bài viết sau đây, iLAW xin gửi đến các bạn những thông tin bổ ích liên quan đến “yêu cầu trợ giúp pháp lý” và “đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý” theo quy định của pháp luật. Hy vọng với bài viết sau đây, các bạn có thể bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình cũng như thể hiện được quyền con người. Mời các bạn cùng đọc nhé!
1. Khái niệm về trợ giúp pháp lý
Trợ giúp pháp lý là hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, "Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật."
Đối tượng yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Người có công với cách mạng.
- Người thuộc hộ nghèo.
- Trẻ em.
- Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; Người nhiễm chất độc da cam; Người cao tuổi; Người khuyết tật; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV.
Đồng thời, để được yêu cầu trợ giúp pháp lý, những đối tượng nêu trên phải chứng minh được mình thuộc những đối tượng nêu trên, có đủ điều kiện để được hưởng trợ giúp pháp lý.
2. Những nguyên tắc và lĩnh vực trợ giúp pháp lý
Theo quy định, hoạt động trợ giúp pháp lý cần tuân thủ 04 nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
- Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
- Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
- Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.
Theo luật trợ giúp pháp lý hiện hành các lĩnh vực trợ giúp được quy định khá rộng, cần xây dựng một chương trình trợ giúp hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý. Như vậy, các lĩnh vực sau sẽ được trợ giúp pháp lý:
- Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự;
- Pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự;
- Pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em;
- Pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính;
- Pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng;
- Pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm;
- Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội khác;
- Các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
3. Các hình thức trợ giúp pháp lý hiện hành
Hiện nay, căn cứ vào các hình thức trợ giúp trực tiếp theo hướng dẫn của luật trợ giúp pháp lý thì có các hình thức trợ giúp như sau:
- Tư vấn pháp luật (Trực tiếp hoặc bằng văn bản);
- Tham gia tố tụng tại tòa án;
- Đại diện ngoài tố tụng;
- Hòa giải: Tham gia trực tiếp hòa giải các tranh chấp phát sinh trên thực tiễn;
- Giúp đỡ thủ tục hành chính, khiếu nại.
Như vậy, hình thức trợ giúp pháp lý hiện nay khá cơ bản có lẽ cần xây dựng các hoạt động trợ giúp pháp lý khác linh hoạt hơn. Việc áp dụng các hình thức trợ giúp pháp lý thông qua các thiết bị thông minh, email, facebook,... sẽ tạo điều kiện tiếp cận chủ động và dễ dàng hơn đối với các đối tượng cần trợ giúp.
4. Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý là mẫu đơn được Bộ tư pháp ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BTP về hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Mẫu đơn nhằm yêu cầu các đơn vị trợ giúp pháp lý hoàn toàn miễn phí.
Hình ảnh mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
5. Các văn bản pháp luật hướng dẫn yêu cầu trợ giúp pháp lý
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
- Thông tư số 12/2018/TT-BTP về một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Thông tư 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật TGPL và hướng dẫn một số giấy tờ trong hoạt động TGPL;
- Quy chế số 4617/QCPH/BTP-LĐLSVN v/v Phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Liên đoàn luật sư Việt Nam về hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư;
- Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP ngày 28/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
…………, ngày … tháng … năm 20 …
ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: ........................................................................................
I. Phần thông tin dành cho người yêu
cầu trợ giúp pháp lý
Họ và tên:................................................................................................................................
Địa chỉ liên hệ:.......................................................................................................................
Điện thoại:..............................................................................................................................
Số CMND/Thẻ căn cước công dân:....................... Cấp ngày.................. tại.....................
Mối quan hệ với người được trợ giúp
pháp lý:..................................................................
II. Phần thông tin dành cho người được
trợ giúp pháp lý
Họ và tên:................................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .................................... Giới
tính:...................................................
Địa chỉ liên hệ:.......................................................................................................................
Điện thoại:..............................................................................................................................
Số CMND/Thẻ căn cước công dân: ...................... cấp ngày................... tại.....................
Dân tộc:...................................................................................................................................
Diện người được trợ giúp pháp lý: .....................................................................................
III. Nội dung vụ việc trợ giúp pháp
lý
1. Tóm tắt yêu cầu trợ giúp pháp lý
.................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................
2. Yêu cầu hình thức trợ giúp pháp lý
Tư vấn pháp luật □
Tham gia tố tụng □
Đại diện ngoài tố tụng □
3. Tài liệu gửi kèm theo đơn
a) .............................................................................................................................................
b) .............................................................................................................................................
c) .............................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan lời trình bày trên
là đúng sự thật. Đề nghị .............................................. xem
xét trợ giúp pháp lý.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ) |
Lĩnh vực Hình sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư