Ly hôn đơn phương hòa giải mấy lần?
Ly hôn đơn phương hoà giải mấy lần được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Phạm Thị Nhàn. Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
1. Thủ tục hoà giải bắt buộc khi ly hôn đơn phương
Ly hôn là một trong những phương thức mà các cặp vợ chồng lựa chọn khi trong thời gian chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn mà không thể giải quyết được. Pháp luật quy định ly hôn có hai hình thức bao gồm thuận tình ly hôn (tức là vợ chồng thỏa thuận thống nhất ly hôn) và ly hôn đơn phương (tức là vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn mà không đạt được sự thống nhất với người kia trước đó). Ly hôn đơn phương thường được thực hiện khi vợ chồng không thể thống nhất các vấn đề liên quan: quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản. Trong trường hợp này, ly hôn đơn phương sẽ là một trong những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
Pháp luật tố tụng dân sự, theo đó, quy định một trong những giai đoạn bắt buộc khi giải quyết vụ án ly hôn là hòa giải theo Điều 54 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và các quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất về thủ tục Ly hôn đơn phương.
2. Ly hôn đơn phương hoà giải mấy lần?
Về các quy định liên quan đến hòa giải, hiện nay không có quy định cụ thể đối với trường hợp đơn phương ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải bao nhiêu lần. Tuy nhiên, tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định một trong những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được là vụ án mà bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. Do vậy có thể hiểu trong trường hợp này, sau khi Tòa án triệu tập tham gia hòa giải lần thứ hai mà bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán có quyền tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 208.
Tuy nhiên trong thực tế, với mục đích mong muốn hàn gắn và tạo cơ hội để các bên đương sự có thời gian suy nghĩ thêm về quyết định ly hôn, Tòa án thông thường có thể tiến hành hòa giải từ 2 đến 3 lần tùy theo tính chất, mức độ của vụ án.
>> Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trọn gói Ly hôn đơn phương trên toàn quốc.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn quy trình ly hôn đơn phương.
TIN LIÊN QUAN:
Danh bạ 500+ Luật sư tư vấn Ly hôn đơn phương trên toàn quốc.
Lĩnh vực Ly hôn đơn phương
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư